Chùa Ông là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn còn rất nhiều thắc mắc khi có dự định đến thăm Chùa Ông Sài Gòn. Để du khách gần xa có thể hiểu rõ hơn về ngôi chùa này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới.
Chùa Ông nằm ở đâu?
Chùa Ông tọa lạc tại số 676 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, còn được gọi là “China Town” của Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ông hay còn gọi là Quan Đế Miếu hay Nghĩa An Hội Quán, là một ngôi chùa cổ với kiến trúc Trung Hoa tiêu biểu ở Sài Gòn.
Không chỉ là nơi thờ tự của người Hoa gốc Triều Châu hiện đang sinh sống ở khu vực này, mà đây còn là một công trình lâu đời, có giá trị lớn về kiến trúc, nghệ thuật từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Lịch sử xây dựng và hình thành của Chùa Ông Sài Gòn
Theo như ghi chép lại, Chùa Ông được khởi công và xây dựng cách đây gần 300 năm. Lúc bấy giờ, chùa có tên là Nghĩa An Hội Quán vì là hội quán của người Hoa gốc Tiêu Châu ở Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc.
Ngoài ra, chùa còn được gọi là Miếu Quan Đế vì trong chùa thờ Quan Công. Vì vậy, dù bạn biết đến ngôi chùa này bằng bất cứ tên gì: Miếu Quan Đế, Nghĩa An Hội Quán hay Chùa Ông thì đều đúng cả.
Kể từ khi được xây dựng, chùa Ông đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1866, 1901, 1969, 1983 và gần đây nhất là vào năm 2010. Tuy nhiên, chùa vẫn giữ được những nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc thời xưa.
Ai là người được thờ tại Chùa Ông Sài Gòn?
Trong chùa Ông, vị thần được thờ là Quan Công, một nhân vật thời Tam Quốc. Đối với mọi người dân Trung Quốc, ông được xem là một người thanh liêm và đức độ.
Gian thờ được đặt ở cả hai bên tả hữu
- Thiên Hậu Nguyên Quân: Tượng Bà Thiên Hậu được làm bằng gỗ cao 60cm ngồi trên ghế chạm khắc, theo sau có hai nữ tỳ và hai vị Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ.
- Tài Bạch Tinh Quân (Thần Tài): được chạm khắc bằng tượng gỗ cao 60 cm, cũng ngồi trên ghế chạm đầu rồng, hai bên là Chiêu Tài đồng tử đứng hầu cạnh.
Hai gian thờ này được bài trí đồng nhất với những lam điêu khắc phượng và nhiều cảnh, như: vinh quy bái tổ, đánh cờ, giăng lưới, mục đồng cưỡi trâu, trúc – điểu,…
Hai bộ chuông trống đối xứng nhau được đặt ở hai bên góc tường
- Chuông bên trái được làm bằng gang, đúc tại Phật Trấn (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc) vào năm Canh Tuất.
- Chuông còn lại được làm từ hợp kim, có chạm nổi một hàng chữ “Gia Định tỉnh, Minh Hương xã, Tân Trường Châu, Nghĩa An hội quán…”.
Chùa Ông là tên gọi phổ biết nhất khi nhắc đến ngôi chùa này. Nơi đây là một trong những ngôi chùa sầm uất nhất Sài Gòn, nghe nói chùa Ông chỉ để cầu tài lộc, bình an. Còn cầu duyên thì phải hỏi chùa Bà.
Chùa Ông Sài Gòn có những nét thu hút nào
Sài Gòn hấp dẫn không chỉ có những tòa nhà chọc trời, những khu vui chơi sầm uất hay những nhà hàng sang trọng. Đến thăm Chùa Ông, bạn sẽ cảm nhận được không gian tĩnh lặng, thanh bình giữa nhịp sống hối hả. Chính vì vậy, chùa Ông ở Quận 5 đang là một trong những địa điểm “hot” ở Sài Gòn, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, lễ bái.
Kiến trúc cổ kính mang đậm phong cách Triều Châu
Tương tự như những ngôi chùa khác của người Hoa ở Sài Gòn, Chùa Ông cũng có những kiến trúc cổ kính. Chùa gồm nhiều dãy nhà khép kín, vuông góc nhau tạo thành hình chữ “Quốc” hay chữ “Khẩu”. Tổng thể kiến trúc gồm: tiền điện, chính điện, sân thiên tỉnh, văn phòng hội quán nằm dọc hai bên điện thờ.
Trong chính điện là nơi đặt các bức tượng thờ, cột gỗ có treo câu đối, các bức hoành phi, khám thời với nững nét chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Hơn nữa, màu chủ đạo là màu đỏ thể hiện đậm nét phong cách Triều Châu của ngôi chùa.
Ngày nay, Chùa Ông ở Quận 5 được xem là một địa điểm tâm linh nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống và văn hóa của người dân nơi đây.
Tham quan một vòng Chùa Ông
Khi bước chân vào chùa, du khách có thể cảm nhận được không khí uy nghiêm của nơi đây. Từ cửa lớn vào cửa chùa có 5 đôi kỳ lân lớn nhỏ. Phía trên là bức hoành phi khắc dòng chữ “Nghĩa An Hội Quán”, đắp nổi cảnh “Lục quốc phong tướng quân”.
Sân chùa Ông rộng khoảng 2.000m2, chiếm hơn nửa khuôn viên. Phần còn lại gồm: tiền điện, chính điện, sân thiên tỉnh và văn phòng hội quán.
Từ sân bước vào là tiền điện, chính giữa là lư hương bằng đồng đúc năm 1825. Bên trái tiền điện là bàn thờ thần Phúc Đức. Bên phải là nơi đặt tượng Mã Đầu – một tướng quân đứng bên ngựa Xích Thố (hay còn được biết đến là người giữ ngựa cho Quan Công).
Trong chính điện được thiết kế trang nghiêm với các bức khám thờ, bao lam, hoành phi, câu đối… Chính giữa là ban thờ Quan Thánh Đế Quân với bộ “Lưỡng long tranh châu”. Tượng bằng thạch cao, cao 3m, mặc áo gấm xanh, ngồi trên ngai vàng. Hai bên là bệ thờ tôn trí tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 2 m.
Những lễ hội văn hóa được tổ chức tại Chùa Ông
Chùa Ông quận 5 thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và ngày Bạch hổ.
Vào dịp Tết, chùa Ông là nơi tổ chức các buổi đấu đèn, bói toán, hát Phúc Kiến,… khiến cả khu Chợ Lớn trở nên sôi động hẳn lên. Sau khi hành hương và lễ cúng, nhiều người thường lên ngựa Xích Thố chui qua ba lần trong bụng ngựa. Tiếng chuông leng keng và vang vọng sẽ xóa tan mọi điều xui xẻo, mang lại may mắn và tài lộc, giúp cả năm hạnh phúc.
Ngoài ra, người dân cũng đến đây rất đông để cúng lễ vào ngày Bạch hổ. Đó là một trong những phong tục truyền thống của người Trung Quốc với ý nghĩa cầu bình an, may mắn và xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” luôn quấy rầy họ. Những ngày này, ngôi chùa luôn ấm áp mùi nhang xoắn tạo nên khung cảnh linh thiêng, thanh bình.
Một số điều cần lưu ý khi tham quan Chùa Ông Sài Gòn
Giá vé và thời gian mở cửa
Hội Quán Nghĩa An (Chùa Ông) không thu phí tham quan, bạn có thể thoải mái tham quan chùa mà không cần lo lắng.
Chùa mở cửa từ 7:00 đến 18:00 do đó bạn đừng quên để ý thời gian khi vãn cảnh chùa nhé.
Giữ tâm tịnh, đi lại nhẹ nhàng, trang phục phù hợp
Đi chùa nên giữ tâm tĩnh lặng, không quá cầu xin tham lam, đổi chác, không ồn ào, không nói to. Nếu là Phật tử quy y Tam bảo thì phải mặc áo cà sa và áo dài. Nếu bạn là một người dân đôi khi có niềm tin vào đạo Phật, bạn nên chọn những trang phục kín đáo và phù hợp để tỏ lòng thành kính với các đấng linh thiêng trong chùa là Phật và Thánh.
Những nghi thức khi cúng Phật
Lễ cúng Phật là dâng hương hoa trà. Trong các chùa Phật giáo ở miền Bắc, có một số tín ngưỡng hỗn hợp, chẳng hạn như thờ thần, thờ thánh, thờ chúa… Tuy nhiên, Phật tử không nên dâng lễ mặn trong chùa. chúng ta nên tuân thủ các điều khoản của cơ sở tôn giáo ở đó, chỉ nên cúng lễ thanh tịnh và trang nghiêm.
Nên đi ban thờ nào để lễ bái trước
Nếu đã đến chùa thì mọi người nên đến những vị trí quan trọng trong chùa trước, nơi được xem là quan trọng nhất là nơi thờ Phật và cúng Tam Bảo. Nếu còn thời gian, bạn có thể tham gia các lễ như ban đức ông, ban thờ Tổ sư, La Hán…
Công đức thế nào là chính xác
Dân gian ta vẫn có điển tích như công đức hay còn được gọi là cúng dường tiền phước sương hay là tiền giọt dầu khi đi chùa. Việc người dân cúng dường Tam bảo là để phát tài, để nhà chùa sử dụng quỹ tiền này vào việc trùng tu, xây dựng, mua sắm hương hoa dâng cúng Phật, thậm chí là duy trì hoạt động của các nhà sư trong chùa.
Nếu bạn có tâm, nên bỏ vào hòm công đức. Còn nếu bạn cúng dường với mục đích riêng để thành lập hoặc làm công tác Phật sự, chùa có sư trụ trì, tăng ni và ban đón tiếp thì hãy gặp bộ phận này để có người công nhận đầy đủ.
Không rải tiền lẻ khắp nơi
Đây được xem là hành vi thiếu hiểu biết trong việc cúng dường Tam bảo theo truyền thống của Phật giáo, xét về phương diện thế tục như đó giống như một sự hối lộ Phật và Thánh, điều này không phù hợp với chuẩn mực văn hóa truyền thống. Về mặt thẩm mỹ, hành động này làm mất đi tính trang nghiêm, thành kính, là giáo lý sai lầm của đạo Phật.
Không thắp hương tùy tiện
Thông thường khi vào chùa lễ Phật ai cũng muốn thắp một nén nhang, điều này cũng đúng với phong tục cổ xưa, đúng với tâm lý của con người, để nhang thể hiện lòng thành kính. Đạo Phật. Tuy nhiên, nếu hàng vạn người đi lễ chùa mà mỗi người chỉ cần một nén hương thì không có vị Phật, vị thánh nào có thể gánh nổi.
Chùa Ông Quận 5 nổi tiếng là nơi cầu bình an, may mắn, tài lộc và tình duyên ở Sài Gòn. Không chỉ ấn tượng với lối kiến trúc đậm chất Trung Hoa, nơi đây còn giúp bạn cảm nhận được khung cảnh thanh bình và những giây phút bình yên giữa chốn phồn hoa đo thị.