Chùa Đùng hay còn gọi là Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được nhiều du khách biết đến là địa điểm văn hóa tâm linh với nhiều điểm độc đáo, mới lạ. Đến với ngôi chùa này, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều hấp dẫn và thú vị. Nếu là một tín đồ du lịch, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự chắc chắn là một điểm đến tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua.
Chùa Đùng nằm ở đâu?
Chùa Đùng tọa lạc ngay trên thôn Ninh Trung thuộc xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Trước đây, ngôi chùa được xây dựng lên rồi bị bỏ hoang, ít người dân biết đến nên các hạng mục công trình bên trong xuống cấp trầm trọng. Đến cuối năm 2015, sư thầy Đại đức Thích Minh Quang được Giáo hội Phật giáo phân về làm chủ trì của ngôi chùa. Khi này, ngôi chùa mới được quan tâm cải tạo, tu sửa lại để tiếp đón du khách đến thăm quan và thắp hương. Chùa Đùng là tên gọi cũ của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Sau khi được tôn tạo, nhà chùa quyết định đổi từ chùa Đùng thành chùa Địa Tạng Phi Lai. Tên gọi đó được đông đảo người dân và du khách sử dụng và gọi cho đến ngày nay.
Đến Chùa Đùng có dễ dàng hay không?
Việc di chuyển đến Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự khá dễ dàng. Căn cứ vào vị trí để bạn lựa chọn phương tiện di chuyển với khoảng cách ngắn nhất. Bạn có thể tham khảo các thông tin sau:
Đi từ trung tâm huyện Thanh Liêm đến chùa Đùng:
Từ trung tâm huyện Thanh Liêm cách chùa Địa Tạng Phi Lai Tự khoảng 13km. Theo đó, bạn chỉ mất khoảng 15 phút di chuyển là có thể đến với ngôi chùa này. Lịch trình di chuyển cụ thể như sau: Trung tâm huyện Thanh Liêm di chuyển ra Quốc lộ 1A đi đến Thanh Phong rồi đến Thanh Lưu và điểm cuối cùng tại xã Liêm Sơn. Khi đến xã Liêm Sơn, bạn hỏi người dân về ngôi chùa Đùng, họ sẽ chỉ vị trí cụ thể để di chuyển đến đó.
Đi từ Hà Nội đến với chùa Đùng
Nếu ở Hà Nội, bạn ra ngay bến xe Giáp Bát, lựa chọn xe khách có lịch trình di chuyển theo tuyến đường Quốc lộ 1A đi từ Hà Nội về Ninh Bình. Khi đi đến Hà Nam, bạn xuống xe ở ngay cây xăng Kim Cương của xã Xuân Trường. Sau đó, bạn thuê xe ôm đi khoảng 7km để đến với ngôi chùa này.
Đến với Chùa Đùng vào thời điểm nào?
Mỗi một thời điểm đến với ngôi chùa này, bạn sẽ có một cảm xúc riêng. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian cho riêng mình để có được những trải nghiệm thú vị nhất tại ngôi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Khi đến vào mùa xuân, du khách sẽ thấy được khuôn viên với nhiều canh xanh, hoa nở rộ, không gian trang nghiêm nhưng vẫn mang không khí của ngày Tết cổ truyền. Khi đến vào mùa hè, người dân và du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành,máy mẻ, cây cối xanh tươi. Người dân và du khách sẽ được cảm nhận sức sống mãnh liệt, sự yên bình.
Khi đến vào mùa thu, du khách và người dân sẽ được tham gia trải nghiệm vào các sự kiện, lễ hội lớn trong năm như Lễ Vu Lan, lễ vía Đức Địa Tạng Bồ Tát, Rằm Trung thu… Mỗi một sự kiện sẽ giúp người dân và du khách hiểu hơn về phong tục tập quán, lễ nghi của người Việt. Khi đến vào mùa đông, người dân và du khách sẽ được tham gia các buổi trồng cây để tạo dựng môi trường sống xanh. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của con người, bảo vệ thiên nhiên.
Chùa Đùng có gì hấp dẫn hay không?
Khi đến với ngôi chùa này, người dân và du khách sẽ được đi trên những cung đường được trải bằng những viên sỏi trắng. Đây là sự khác biệt của ngôi chùa này với các ngôi chùa khác. Ở ngay trước khu Tổ đường, du khách sẽ bắt gặp ngay 12 vòng tròn được vẽ ở trên nền sỏi trắng. 12 vòng tròn biểu tượng cho 12 nhân duyên của con người. Khi đi dạo xung quanh khuôn viên của ngôi chùa trên những viên sỏi trắng sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên thanh thản hơn.
Cũng giống như các ngôi chùa khác, bố cục của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được thiết kế tương tự. Ở tòa Tam Bảo sẽ được trưng bày tượng Đức Địa Tạng với dáng vẻ uy nghi khiến cho không gian ngôi chùa trở nên nghiêm trang hơn. Bên phía tay phải là nhà thờ Tổ. Nơi đây để thờ cúng các trụ trì – Người đứng đầu ngôi chùa qua các thời kỳ.
Bên cạnh đó, ngôi chùa còn có các khu thờ các thần, phật như Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Thánh Hiền, Đức Ông… Ngoài ra, ngôi chùa còn có các khu nhà chức năng riêng. Cụ thể:
- Khu nhà ở dành cho các Tăng ni, phật tử đang sinh sống tại chùa.
- Khu giảng đường dành cho các khóa tu mùa hè của tăng ni, phật tử. Nơi đây diễn ra các hoạt động giảng giải kinh phật cho các phật tử, tăng ni.
- Khu nhà khách để dành cho du khách nghỉ chân đến với ngôi chùa để thăm quan, thắp hương.
Hoạt động thú vị ở chùa Đùng
Căn cứ vào thời gian và lịch trình di chuyển, du khách có thể tham gia các hoạt động của ngôi chùa một cách phù hợp. Từ đó,du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và thú vị nhất. Bên trong khuôn viên ngôi chùa, du khách còn được khám phá những khu vườn dành riêng để trồng cây ăn quả, khu vườn thảo dược với nhiều loại cây được sử dụng vào chữa bệnh…
Tất cả khuôn viên đều được các tăng ni, phật tử sống ở trong chùa chăm sóc. Bên cạnh đó, chùa còn dành riêng một ngôi nhà với diện tích khoảng 20m2 để trồng nấm. Đây sẽ là nơi cung cấp nguồn lương thực sạch cho du khách, tăng ni, phật tử trong các bữa ăn hằng ngày.
Ngoài ra, du khách còn được ghé thăm phòng đọc sách. Với hàng trăm đầu sách khác nhau, du khách có thể trau dồi thêm kiến thức cho bản thân. Bên cạnh đó, du khách có thể thả hồn mình vào không gian yên tĩnh để thưởng thức các ly trà và đắm mình vào không gian xanh tươi của ngôi chùa.
Một số lưu ý khi đến với Chùa Đùng
Khi đến với những chốn tâm linh nói chung và chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nói riêng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Khi đến với địa danh này, du khách cần lựa chọn những bộ trang phục thể hiện sự lịch sự. Bạn không nên sử dụng các bộ trang phục hở hang, sát nách, mỏng manh… Điều này làm mất đi sự nghiêm trang của ngôi chùa.
- Bạn nên đi những đôi giày thể thao hoặc dép có quai và đế mềm để cho việc di chuyển và đôi chân được thoải mái nhất. Với lịch trình di chuyển ở nhiều địa điểm khác nhau, không nên đi đôi giày cao gót để tránh ảnh hưởng đến chân và thời gian di chuyển.
- Khi thắp hương ở trong và ngoài các điện thoại, du khách không nên để tiền lên phía trên các bức tượng. Việc này sẽ khiến cho các tượng phật cũng như cảnh quan bên trong mất đi sự tôn nghiêm. Thay vào đó, bạn có thể bỏ các tờ tiền thờ cúng vào bên trong các hòm công đức để thể hiện sự lịch sự.
- Khi gặp các sư thầy hoặc sư cô bên trong ngôi chùa, bạn nên chắp tay lại và đặt phía trước ngực của mình. Bạn cúi người và thể hiện câu chào A Di Đà Phật, con kính chào sư thầy hoặc kính chào sư cô. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hiện phép lịch sự với người khác bằng nụ cười để tránh sự ồn ào không cần thiết mà vẫn thể hiện được tình yêu thương.
Lời kết
Với những thông tin chia sẻ nêu trên, bạn đọc và du khách có thể hiểu rõ hơn về Chùa Đùng – Nơi thể hiện và tôn vinh vẻ đẹp tâm linh của người Việt. Hy vọng bạn sẽ có chuyến thăm quan với những cảm xúc tuyệt vời nhất khi ghé thăm ngôi chùa này trong thời gian tới.