Khi đến thăm Đà Lạt – Thành phố của ngàn hoa thì bạn có cơ hội chiêm ngưỡng rất danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong đó thì không thể không nhắc đến Chùa Ve Chai – Một ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đó thì ngôi chùa này còn sở hữu rất nhiều kỷ lục mà không phải ngôi chùa này cũng có được.
Vài nét sơ lược về chùa Ve Chai
Tên chính xác của ngôi chùa này là Linh Phước, vị trí xây dựng của nó nằm tại 120 Đường Tự Phước, Trại Mát, phường 11, TP Đà Lạt. Khi nhắc đến các địa điểm tham quan tại Đà Lạt thì chúng ta có thể kể ra rất nhiều địa điểm như Thung lũng tình yêu, Đồi Mộng Mơ, Thác Datanla,… Tuy nhiên nếu không kể đến Chùa Linh Phước thì quả là một điều vô cùng thiếu sót.
Chùa Ve Chai ( Linh Phước Tự) nằm ở ngoại ô cách trung tâm Đà Lạt khoảng 20km.Đây cũng là ngôi chùa rất nổi tiếng và được đánh giá là nên viếng thăm khi đến với Đà Lạt. Khi đến đây bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo từ lối kiến trúc cùng với những hạng mục công trình được công nhận là lớn nhất tại Việt Nam.
Hướng dẫn cách di chuyển đến Chùa Ve Chai nhanh nhất
Tuy không nằm gần trung tâm thành phố những cung đường di chuyển đến chùa Ve Chai rất thuận tiện và dễ dàng. Bạn có thể di chuyển đến đây bằng nhiều cung đường khác nhau. Sau đây là 2 cung đường thuận lợi và được nhiều người lựa chọn nhất.
- Cung đường số 1: Từ trung tâm thành phố bạn di chuyển theo đường Trần Quốc Toản qua cầu ông Đạo. Đến đường Hồ Tùng Mậu bạn rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo. Sau đó bạn đi thẳng đường Hùng Vương đến Quốc lộ, cứ tiếp tục đi thẳng đến địa phận của Trại Mát. Bạn đi thẳng thêm 800m nữa là sẽ thấy một bức hình của Phật Di Lặc nằm ở phía bên tay phải. Bạn chỉ cần di chuyển thêm khoảng 70m nữa là đã đến được với chùa Linh Phước. Cung đường này phù hợp cho các bạn di chuyển bằng xe máy và oto. Tổng thời gian di chuyển theo cung đường này là khoảng 20-30 phút tùy theo tình hình giao thông.
- Cung đường thứ 2: Đây là cung đường dành cho những bạn yêu thích di chuyển bằng tàu lửa. Bạn chỉ cần đến ga Đà Lạt mua vé di chuyển đến Chùa Linh Phước và lên tàu ngồi đợi khoảng 20 – 30 phút là đến nơi. Giá vé sẽ là khoảng 80.000/1 người/ khứ hồi
Vì sao lại có tên là chùa Ve Chai?
Tên gọi này được người dân bản xứ đặt cho ngôi chùa này, về sau quen miệng thì cái tên Chùa Ve Chai lại được sử dụng nhiều hơn Chùa Linh Phước. Sở dĩ ngôi chùa này có tên như thế là xuất phát từ loại vật liệu được sử dụng để xây dựng nên. Những ngôi chùa khách thì được xây dựng từ xi măng, gỗ,…còn chùa Linh Phước thì được xây dựng từ những mảnh chai thủy tinh, chén bát vỡ,…Những mảnh mỡ này gồm nhiều màu sắc, kích thước khác nhau nhưng dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã tạo nên một công trình vĩ đại. Và cũng từ đó mà cái tên Chùa Ve Chai đã được ra đời và sử dụng cho đến ngày hôm nay.
Quá trình xây dựng của Chùa Ve Chai
Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1949 và hoàn thành vào năm 1951. Đến năm 1990 ngôi chùa được thiết kế và xây dựng lại dưới sự chỉ huy của trụ trì đời thứ 5 của chùa là Thượng tọa Thích Tâm Vị. Ngôi chùa có được hình hài như ngày hôm nay là sự sự đóng góp của các đạo hữu và Phật tử ở nhiều nơi.
Những điểm hấp dẫn du khách của chùa Ve Chai
Bên cạnh lối kiến trúc độc đáo, vật liệu xây dựng đặc biệt thì Chùa Ve Chai còn được biết đến bởi nhiều hạng mục to lớn. Chẳng hạn như:
- Ngôi chùa có tháp chuông cao và lớn nhất Việt Nam
- Chùa có tượng Phật trong nhà cao nhất Việt Nam
- Chùa được xây dựng với nhiều mảnh chai, chén bát nhiều nhất Việt Nam
- Nơi sở hữu bộ bàn ghế gốc cây chạm đủ 12 con giáp lớn nhất Việt Nam
- Đường xuống tham quan 18 tầng địa ngục dài nhất Việt Nam
- Ngôi chùa có bộ phản bằng gỗ sao to nhất Việt Nam
- Nơi sở hữu tượng Khổng Tước bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam
- Ngôi chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm từ 650.000 bông hoa bất tử
- Nơi có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ cao lớn nhất Việt Nam
- Chùa có gốc cây Trâm chứa bộ kinh Pháp lớn nhất Việt Nam
18 tầng địa ngục – Hạng mục công trình nổi bật của chùa Ve Chai
Đây là công trình được nhiều người dân bản địa và du khách đến tham quan nhiều nhất khi đến với Chùa Linh Phước. Công trình này mô tả một cách chân thật nhất về những hình phạt, tội danh của 18 tầng địa ngục. Công trình này được xây dựng gồm 2 tầng, bao gồm:
- Tầng 1 là nơi trưng bày các cổ vật, các loại đá phong thủy và bộ bàn ghế chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam.
- Tầng 2 của công trình này là cửa vào của 18 tầng địa ngục, tại đây sẽ giải thích đầy đủ nhất về quy luật nhân quả và những án phạt dành cho những người làm ác. Những người khi sinh sống trên dương gian làm nhiều việc ác khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục. Tại đây Diêm Vương sẽ phán xử và áp giải vào từng cửa ngục khác nhau tùy theo tội mà họ đã gây ra khi còn sống. Mỗi cửa địa ngục sẽ có những hình phạt khác nhau như kéo lưỡi, cưa đôi người, ôm cột đồng,… Nặng nhất là những tội nhân ở tầng 18, đầy được xem là tầng cuối cùng của địa ngục. Một khi được áp giải vào đây đồng nghĩa với việc người này phải chịu rất nhiều cực hình và mãi mãi không được siêu thoát. Tầng này cũng được biết đến là Vô Gián địa ngục – nơi mà mẹ của Mục Kiền Liên Bồ Tát đã từng thọ hình.
Ý nghĩa của công trình này là khuyên con người nên tu tâm, đừng tạo nghiệp ác để tránh bị đọa vào địa ngục. Nếu biết tu tâm, hành thiện tích đức thì sẽ được vãng sanh về cõi Phật ngày ngày hưởng sự an nhàn và hạnh phúc.
Những lưu ý cần biết khi đến viếng thăm Chùa Ve Chai
Để viếng thăm chùa, bạn cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc cùng các lưu ý sau:
- Mỗi ngày chùa đều mở cửa đón khách đến lễ Phật nhưng thời gian chỉ đến 17h00. Chính vì thế bạn cần sắp xếp thời gian viếng thăm chùa phù hợp với khung giờ trên
- Vì là nơi tôn nghiêm và thờ tự các vị thần Phật nên khi đến đây bạn cũng cần lưu ý trang phục của mình. Bạn nên ăn mặc kín đáo để không làm ảnh hưởng đến không gian trang nghiêm của chùa.
- Khi đến đây bạn nên thành tâm cầu khấn ơn trên gia hộ cho mình và người thân.
- Bạn không nên xả rác bừa bãi, bỏ những chai lọ và bao ni lông đúng nơi quy định. Vì điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường và không gian chung của chùa.
- Không tự ý đụng chạm, lấy đi những đồ vật trong chùa khi chưa có sự cho phép của các sư thầy.
- Không được tự ý đánh chuông, mỏ, các pháp khí được bày biện trong chánh điện và trong khuôn viên chùa.
- Không được dẫm lên cỏ, hái hoa trong khuôn viên của chùa. Tuyệt đối không được ngồi lên các công trình, tượng Phật được bày trí trong chùa.
Lời kết
Có lẽ đến đây bạn đã có thêm nhiều thông tin về chùa Ve Chai rồi đúng không? Bên cạnh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì ngôi chùa này đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách.Với lối kiến trúc độc đáo cùng những hạng mục được xác nhận kỷ lục thì đây là nơi đáng để bạn ghé thăm khi đến với Đà Lạt.