Chùa Dơi nằm ở Sóc Trăng và là điểm đến rất thường xuyên của du khách trong cũng như ngoài nước. Chùa Dơi có cái tên rất đặc biệt và đằng sau địa danh này còn là một số câu chuyện thú vị, bí ẩn mà nhất định du khách nào cũng tò mò muốn khám phá. Để thỏa mãn đam mê du lịch, hãy cùng tìm hiểu thêm về Chùa Dơi, một công trình độc đáo, một điểm đến cực kỳ thú vị.
Giới thiệu sơ lược về Chùa Dơi
Chùa Dơi nằm ở tỉnh Sóc Trăng và là một địa điểm mang đậm dấu ấn văn hóa của người Khmer. Tên chính thức của chùa là Wathserâytêchô – Mahatup nhưng khi phiên âm ra thì chúng ta gọi là Chùa Dơi cho gần gũi và dễ hiểu. Dù là địa danh mang nhiều nét đẹp văn hóa Khmer nhưng thực chất người dân sống xung quanh khu vực này còn có cả người Kinh và người gốc Hoa. Ngôi chùa độc đáo ở điểm có rất nhiều con Dơi chung sống với các sư thầy ở ngôi chùa yên bình này.
Quần thể Chùa Dơi nằm ngay tại một khuôn viên rộng tới 4ha. Xung quanh chùa được xanh bởi rất nhiều cây cối, được che nắng bởi nhiều cây cổ thụ rủ bóng bao bọc. Chính sự có mặt của rất nhiều cây cổ thụ đó đã làm cho ngôi chùa thêm phần huyền bí và cổ kính. Cả một công trình kiến trúc bao gồm rất nhiều công trình nhỏ như: Chánh điện, Nhà hội, Sala, phòng ở dành cho các sư thầy, phòng khách, tháp để tro người đã mất.
Sự đặc biệt của kiến trúc Chùa Dơi chính là sự hòa trộn, giao thoa của hai nền văn hóa Việt Nam và Campuchia. Toàn bộ không gian kiến trúc này đều được nhuộm lên mình một màu cam rất đặc trưng, đây là màu sắc biểu tượng của văn hóa Khmer. Ở từng cổng phụ đều có hình ảnh tượng rắn Naga 5 đầu đang ở tư thế phồng mang phòng thủ, canh gác.
Vị trí địa lý của Chùa Dơi và cách di chuyển
Bạn muốn đến Chùa Dơi thì bạn phải tìm đến đường Văn Ngọc Chính, tuyến đường này nằm ở khóm 9, phường 3 tại thành phố Sóc Trăng. Xét về khoảng cách thì chùa cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 2km. Nếu sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh, chúng ta chỉ mất vài giờ đồng hồ đi xe khách là có thể tới được Chùa Dơi, chi phí đi xe khách chỉ từ 160.000 đồng đến 200.000 đồng.
Trường hợp bạn đi du lịch bằng xe máy thì bạn tìm đường đi đến Cần Thơ. Từ cầu Cần Thơ, chúng ta sẽ rẽ vào bên tay trái, đi tiếp khoảng 70km là đến địa phận Sóc Trăng. Lúc này, chúng ta sẽ có lộ trình di chuyển đến Chùa Dơi như sau:
- Đi đến đường Hai Bà Trưng bằng cách di chuyển theo hướng Nam khoảng 800m, sau đó chúng ta rẽ vào tuyến đường Trần Hưng Đạo.
- Đi thêm khoảng 800 nữa, chúng ta sẽ gặp vòng xuyến.
- Ở vòng xuyến, chúng ta tìm đến lối vào đường Lê Hồng Phong, di chuyển khoảng 900m rồi rẽ vào tuyến Phan Ngọc Chính, tiếp tục đi 1km là chúng ta đã đến Chùa Dơi.
Kiến trúc của chùa
Thời gian đầu, Chùa Dơi được xây dựng bằng tre lá. Theo thời gian, chính điện đã được tu sửa lại bằng gạch và dùng ngói để lợp mái. Để có được vẻ đẹp như hiện nay, ngôi chùa phải trải qua rất nhiều trùng tu lớn. Trong đó giai đoạn năm 1960 là thời điểm chánh điện được cải tạo mạnh nhất.
Chùa là nơi thờ Phật Thích Ca nhưng nhìn nét kiến trúc thì lại bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nét đẹp văn hóa của người Khmer. Ngôi chùa nằm lọt thỏm dưới không gian xanh mát, rợp bóng của cây xanh và nổi bật với màu vàng cam Khmer vốn rất đặc trưng. Mái của chùa được lợp ngói và các đầu của mái đều thiết kế cong vút, có trạm trổ hình ảnh rắn Naga. Đỉnh mái chùa là một ngọn tháp nhọn.
Bao quanh khu vực chánh điện là hệ thống cột đỡ, trên mỗi cột lại có hình ảnh của một tiên nữ Khmer chắp hai tay ở trước ngực. Đi sâu hơn nữa vào chánh điện chúng ta sẽ bị choáng ngợp bởi tượng Phật Thích Ca được làm bằng đá nguyên khối và tượng đặt trên bệ là một tòa sen có độ cao tới 2m.
Ở trong chùa, du khách có cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời Đức Phật thông qua rất nhiều tranh miêu tả. Ngoài ra, chúng ta còn được tận mắt chứng kiến những bộ kinh ghi trên lá thốt nốt mang ý nghĩa lịch sử cực kỳ cao.
Những điều thú vị về Chùa Dơi
Du khách yêu thích Chùa Dơi không phải chỉ vì ở đây có lối kiến trúc độc đáo, có không gian đẹp, cổ kính mà còn vì rất nhiều điều thú vị xung quanh đó. Vô số câu chuyện hay được lưu truyền, làm cho du khách ngày càng thêm thích thú và tò mò về ngôi chùa.
Lý giải về tên gọi
Trước tiên, có lẽ rất nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao lại gọi là Chùa Dơi. Bởi vì ngôi chùa này có hàng vạn con dơi đang sinh sống chung với các sư thầy. Sự xuất hiện của con dơi ở chùa đã có từ rất nhiều đời nay và nó trở thành một biểu tượng nào đó mà chúng ta sẽ nghĩ ngay đến địa danh nào.
Mặc dù ở Sóc Trăng vẫn còn rất nhiều ngôi chùa, thế nhưng điều đặc biệt là dơi chỉ chọn ngôi chùa này để sống. Có thời điểm, chùa thu hút hàng triệu con rơi khác nhau, tạo thành một điểm du lịch độc nhất.
Thêm vào đó, dơi sống ở chùa rất lớn, mỗi con khoảng 1 đến 1.5kg. Ban ngày, chúng treo mình trên cành cây và chỉ rời đi kiếm mồi sau 6h tối. Đến khoảng 5 giờ sáng hôm sau đàn dơi lại trở lại chùa để tiếp tục giấc ngủ của mình.
Điều thú vị khác là dù số lượng dơi ở đây rất nhiều nhưng chưa bao giờ chúng gây ảnh hưởng đến các sư thầy và du khách. Thêm vào đó, mùa màng, hoa quả trong chùa và của người dân lân cận chưa từng bị dơi trong chùa tấn công. Chính vì thế mà người ta cho rằng dơi ở Chùa Dơi không phải loài bình thường mà chúng mang một ý nghĩa tâm linh nào đó. Thế nên, dơi mới bay đi rất xa để kiếm ăn và chỉ chọn nhà chùa làm nơi nghỉ ngơi.
Lịch sử Chùa Dơi có gì thú vị?
Có thể nói, Chùa Dơi là ngôi chùa cổ bậc nhất ở Sóc Trăng. Lịch sử ngôi chùa này đã có từ cách đây 440 năm, điều này đồng nghĩa là chùa đã được xây dựng từ năm 1569. Đến nay, ngôi chùa đã phải trải qua vô vàn thăng trầm của lịch sử, nghiêm trọng nhất là năm 2008, chánh điện của chùa bị cháy. Ngay sau đó, ngôi chùa đã được trùng tu và vẫn thu hút được rất nhiều du khách như hiện tại.
Kể từ khi hình thành cho đến nay, Chùa Dơi đã trải qua tới 19 đời Đại Đức. Vì thế, ngôi chùa này mang giá trị lịch sử rất cao. Sử sách các thời Đại Đức đầu tiên đã bị mục nát vì thông tin trên lá thốt nốt và bị mục nát theo thời gian. Thế nhưng, lịch sử của chùa trong 8 đời Đại Đức gần đây nhất vẫn được lưu trữ rất tốt. Dơi sinh sống ở chùa không phải bây giờ mới có mà chúng đã sống ở đây từ đời Đại Đức đầu tiên.
Chùa Dơi nằm trên vùng đất phúc
Vùng đất xây dựng Chùa Dơi trước đây đã từng là một trận địa của phong trào kháng chiến do nhân dân đấu tranh nhằm chống lại chế phong kiến. Thực tế đã có rất nhiều trận chiến mang tính khốc liệt diễn ra. Mặc dù lúc bấy giờ còn rất nhiều nơi diễn ra hoạt động này nhưng hầu hết đều bị đàn áp. Tuy nhiên, chỉ có vùng đất nơi Chùa Dơi đang tồn tại thì đều toàn thắng. Người dân vì thế mà cho rằng đây là vùng đất may mắn nên đã cho xây dựng chùa.
Bên cạnh đó, người Hoa quan niệm con dơi là con vật mang đến may mắn. Thế nên, nơi mà dơi chọn để sinh sống chính là nơi có điềm phúc. Còn đối với người Việt thì chúng ta luôn quan niệm “Đất lành chim đậu”. Như vậy là dù ở nền văn hóa nào thì mảnh đất đó cũng có tiến hiệu về vùng đất may mắn, đầy phúc đức.
Câu chuyện bí ẩn quanh Chùa Dơi
Đến tham quan chùa, chúng ta sẽ còn được nghe kể rất nhiều câu chuyện bí ẩn. Trong đó, câu chuyện về ngôi mộ kỳ lạ với hình vẽ của 1 con heo có 5 móng là nổi bật nhất. Những con heo 5 móng này đã được nuôi bởi các sư thầy và khi chúng chết đi thì đã được chôn ở đây. Nhiều du khách đến đây đã thắp hương, cầu xin tại mộ của heo 5 móng về điều bình an, thần tài, độc đắc.
Theo tín ngưỡng của người Khmer thì heo 5 móng lại là một điềm xui. Gia đình nào đang nuôi heo 5 móng sẽ gặp phải những điều xui rủi, không mấy tốt lành. Vì thế mà họ sẽ mang những con heo này lên chùa gửi cho sư thầy nuôi. Quan niệm heo 5 móng đã thành tinh khiến cho người Khmer tin rằng nuôi chúng chỉ khiến gia đình xào xáo. Từ 20 năm trước, những chú heo 5 móng này đã được gửi nhờ trong chùa và được chôn khi chết đi.
Nếu bạn đến Chùa Dơi, bạn có thể vòng ra đằng sau để tham quan chuồng đã từng nuôi heo 5 móng đó. Bạn cũng nhìn thấy ngôi mộ của heo 5 móng mà chúng ta vừa nhắc đến ở trên. Quả thực, ngôi chùa này được đánh giá rất cao trong tâm lý của người dân, không những là miền đất phúc thu hút dơi về sinh sống mà còn là nơi hóa giải mọi điềm gở.
Lời kết
Chúng ta đã tìm hiểu về Chùa Dơi – Một địa điểm du lịch mang ý nghĩa tâm linh và giá trị lịch sử rất lớn ở Sóc Trăng. Miền đất phúc nơi chùa tọa lạc đã thu hút hàng ngàn con dơi sinh sống ở đây, mang đến nét đặc trưng, khác biệt cho chùa.