Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?

Written by admin

Những ‘’con người của công việc’’ luôn tìm cách để giữ bản thân mình tỉnh táo để có thể tập trung cao độ và chống buồn ngủ, một trong những cách hữu hiệu đó chính là uống cà phê vào mỗi sáng hoặc tầm trưa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể mượn café tiếp thêm năng lượng cho một ngày mới, bởi có rất nhiều trường hợp khi uống cà phê vào thì cảm giác rất khó chịu, bồn chồn, hồi hộp thậm chí là bị tác dụng ngược dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ. Bạn đã từng gặp tình trạng như thế chưa? Nếu khi uống vài ngụm cà phê và có những triệu chứng trên, khả năng lớn là đã nằm trong kiểu người ‘’say cà phê’’. Vậy say cà phê là gì? Và làm thế nào để bạn có thể tỉnh táo trở lại nếu vô tình bị say khi làm vài hớp cà phê?

Say cà phê là gì?

Thế giới có hai kiểu người, một là dùng cà phê để tăng sự tỉnh táo, kiểu còn lại là nếu cà phê ngấm vào người thì càng rã rời hơn. Sự khác nhau này là do tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Ai cũng biết rằng, trong cà phê có chứa một lượng caffeine – nếu tiêu thụ lớn loại chất này thì có khả năng khiến cho cơ thể cảm thấy bồn chồn và chóng mặt.

Thông thường, cơ địa của người trưởng thành có thể tiêu thụ được khoảng 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với 1 lít cà phê. Nhưng cũng có cơ địa chỉ có thể chịu đựng 200 – 250mg caffeine, nếu vượt quá lượng này, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ‘’say cà phê’’ chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí là buồn nôn hay tiêu chảy. Nguy hiểm hơn nữa, nếu lượng caffeine vượt quá lớn thì dẫn tới tim đập nhanh và khó thở.

Ngoài cà phê, caffeine còn có trong trà, sô cô la, nước ngọt… vì vậy bạn cũng hạn chế nạp lượng lớn các loại này trong ngày.

Biểu hiện khi say cà phê

Có khả năng thưởng thức cà phê đó thực sự là một điều may mắn, vì nếu uống đúng cách và những loại cà phê chất lượng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt hảo mà khiến ai cũng phải vấn vương, cũng giống như câu ‘’phải nếm trải qua cay đắng mới cảm nhận được ngọt ngào đến lịm người’’. Nhưng không phải ai cũng có thể đắm chìm trong những giọt cà phê sóng sánh đó, nếu bạn là người dễ bị say cà phê hoặc uống quá nhiều cà phê thì sẽ có những biểu hiện sau:

  • Cảm thấy tâm trạng bức rứt, bồn chồn và lo lắng
  • Tinh thần căng thẳng, dễ nổi nóng với những chuyện dù rất bình thường
  • Tim đập nhanh, kèm theo cảm giác cồn cào trong dạ dày.
  • Nói nhanh, khó thở và thở dốc bất thường.
  • Bàn tay và bàn chân bị ra mồ hôi.
  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
  • Liên tục ợ nóng, cổ họng tiết ra dịch chua, giống với triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Xuất hiện những cơn đau ở vùng cơ bắp và lưng.
  • Da xuất hiện những nốt đỏ, mẩn ngứa. Tình trạng này có thể ít hay nhiều tùy vào cơ địa của người bị say cafe
Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Một số biểu hiện của việc say cà phê như chóng mặt, khó thở, nhức đầu, bồn chồn lo lắng, ợ nóng ….

Nguyên nhân

Bị say cà phê có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: cơ địa, phản ứng của cơ thể đối với caffeine, tình trạng sức khỏe….

Theo nguyên cứu, caffeine được xếp vào dạng chất kích thích có khả năng tác động lên tuyến thượng thận, giải phóng được Epinephrine (Adrenaline) và Norepinephrine (Noradrenaline) đẩy mạnh hoạt động của các tế bào. Vì vậy, nếu nạp một lượng lớn caffeine vào cơ thể sẽ tăng hàm lượng nội tiết tố dẫn đến tim đập mạnh, khó thở đẩy huyết áp lên cao.

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Nạp nhiều cafein sẽ dẫn đến tim đập nhanh, khó thở, huyết áp cao

Tình trạng sức khỏe và lứa tuổi cũng là nguyên nhân dẫn đến say cà phê. Đối với người trưởng thành mạnh khỏe, có thể nạp tối đa 400mg caffeine mỗi ngày, nhưng với người có tiền sử bệnh tim, huyết áp, bệnh về đường hô hấp, thì chỉ có thể nạp 100 – 150mg, phụ nữ đang mang thai thì dưới 100mg. Nếu vượt quá hàm lượng cho phép và sức chịu đựng của cơ thể, chắc chắn sẽ gặp những triệu chứng và biểu hiện của say cà phê, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân, nghiên cứu đã chứng minh, nếu ba hoặc mẹ bị say cà phê – nhất là phụ nữ khi mang thai có dấu hiệu say cà phê – thì đứa bé có khả năng 90% là bị say cà phê. Nói đúng hơn là em bé lớn lên cũng bị say cafe giống mẹ.

Xem thêm: Cách uống cà phê đúng: https://artcoffee.vn/uong-ca-phe-dung-cach-nhu-the-nao/

Say cà phê làm thế nào để tỉnh táo trở lại?

Nếu bị say cà phê, tốt nhất là bạn nên hạn chế đi lại, vì caffeine sẽ khiến bạn loạn choạng, nếu đi lại sẽ dễ té ngã hoặc tai nạn. Bạn có thể ngủ một giấc để lượng caffeine tiêu hóa từ từ, tuy nhiên, thời gian chờ sẽ khá lâu. Nếu không có thời gian nghỉ ngơi lâu, hãy áp dụng những cách chữa say cà phê sau để tỉnh táo trở lại nhé:

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Nếu có thời gian, bạn nên ngủ một giấc để tiêu hóa từ từ lượng cafein trong cơ thể

Uống nước lọc: Nước lọc có khả năng làm loãng lượng caffeine đang có trong cơ thể và đào thải bằng đường tiểu tiện, đây là cách chữa say cà phê rất hiệu quả. Bạn chỉ cần uống thật nhiều nước, uống vừa đủ no và chờ khoảng 10 – 15 phút để thận làm việc tiết chất thải ra ngoài, chỉ cần uống khoảng 2 – 3 lần nước và tiểu tiện vài lần, bạn sẽ cảm thấy cơ thể dần khỏe trở lại. Bổ sung nước cũng khiến độ ẩm của cơ thể phục hồi, bù đắp lại các khoáng chất đã mất, điều hòa lại hoạt động của các cơ quan, tim đập ổn định hơn.

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Uống nhiều và đủ nước chờ cho thận bài tiết chất thải ra ngoài

Vận động nhẹ: Khi bị say cà phê, điều quan trọng nhất là làm cách đào thải caffeine ra khỏi cơ thể. Vậy nên, vận động nhẹ sẽ là cách thải qua tuyến mồ hôi, cân bằng lại nhịp tim và nhịp thở. Tuy nhiên, vì triệu chứng say cà phê sẽ khiến bạn đau đầu, chóng mặt, nên hãy cẩn thận khi vận động, chỉ nên tập những động tác nhẹ, tập những động tác yoga tại chỗ, hoặc đi bộ cự ly ngắn trong phòng khoảng 10 – 15 phút, khi ra mồ hôi thì cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường. Hoạt động nhẹ là một cách chữa say cà phê hiệu quả mà bạn có thể thực hiện được

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Vận động một số động tác nhẹ của yoga cũng là 1 đào thải lượng cafein

Hít thở trị say cà phê

Với những trường hợp say cà phê nặng, không thể đi lại hay vận động nhẹ tức thời được do đau đầu, chóng mặt, thì bạn hãy tập hít thở để chữa say

Bài tập này giúp bạn trấn tĩnh lại, loại bỏ cảm giác hoang mang hay lo lắng thái quá. Cách hít thở như sau:

  • 4 giây đầu tiên bạn hít sâu vào bằng mũi.
  • 7 giây tiếp theo bạn nên giữ hơi thở lại bên trong phổi.
  • 8 giây để thở từ từ ra bằng miệng.

Lặp lại 10 – 15 lần, bạn sẽ điều hòa lại được nhịp tim, nhịp thở, đầu óc cũng được giãn ra. Sau đó hãy vận động nhẹ để tiết mồ hôi hoặc uống nước để đào thải caffeine ra nhé.

Bổ sung kẽm và magie: Kẽm và magie là hai thành phần có thể gây ức chế tác động của caffeine lên cơ thể, chính vì vậy, khi say cà phê bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu kẽm và magie để giảm nhẹ những triệu chứng say cà phê. Các loại thực phẩm và trái cây chứa nhiều kẽm và magie là: chuối, ngũ cốc, bơ, rau xanh, cá béo, các loại đậu, hạt…

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Bổ sung chất kẽm và magie trong các loại như rau xanh, chuối, bơ, các loại hạt để gây ức chế cafein lên cơ thể

Uống nước chanh pha mật ong 

Chanh pha mật ong là một biện phát giải rượu rất hữu hiệu và hợp chất này cũng có thể đánh bay triệu chứng say cà phê do caffeine gây ra. Nếu vô tình bị say, chỉ cần uống 300 – 400ml nước chanh ấm pha mật ong, bạn sẽ cảm thấy người sảng khoái lại ngay.

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Uống 1 ly chanh mật ong giúp tinh thần sảng khoái lại hơn

Công thức pha chế như sau: vắt 1 nửa quả chanh với 300-400ml nước ấm, hòa thêm 1 thìa mật ong vào đó. Người say cafe nên uống 1-2 ly nước chanh và mật ong/ngày.

Bổ sung tinh bột giải say cafe

Bổ sung các loại tinh bột cũng là cách mà bạn có thể làm ngay. Khi bị say cà phê, nhiều người sẽ cảm thấy bồn chồn, buồn nôn, khó chịu không muốn ăn gì, nhưng nếu để cơ thể đang say café mà còn trống rỗng bụng thì không tốt chút nào, chỉ càng làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn. Ngay lúc này, cần ăn ngay một chén cơm, tô phở hay bánh mì, bánh quy gì đó… Ăn no bằng tinh bột sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn..

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Nạp một lượng đồ ăn chứa tinh bột giúp bạn tỉnh táo hơn

Ngoài những cách chữa say cà phê trên, bạn có thể nghỉ ngơi và thở đều để giảm nhẹ các triệu chứng hồi hộp hay tim đập nhanh. Đồng thời, bạn cũng nên tập thói quen uống cà phê lành mạnh để tránh những tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Những lưu ý khi uống café để không bị say

Nếu cơ địa bạn không được tốt, hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp, thì lời khuyên là bạn cần tránh cà phê, uống càng ít càng tốt. Nếu không thể bỏ hẳn, thì có một số lưu ý bạn cần thực hiện theo để không bị say

Uống cafe với liều lượng vừa phải

Như đã nói, mỗi cơ địa và trạng thái cơ thể khác nhau mà khả năng hấp thụ hàm lượng cà phê cũng khác nhau. Chính vì vậy, nếu chưa biết khả năng của mình tới đâu, hãy bắt đầu uống café với liều lượng vừa phải – nghĩa là uống ít ít những lần ban đầu – mỗi lần chỉ 1 ly nhỏ, sau khi cơ thể đã quen với hàm lượng thì bạn mới tăng dần.

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Nên uống cà phê với liều lượng vừa đủ

Không uống cà phê với thuốc, rượu bia

Nếu đang thưởng thức café, bạn không nên thử thêm cùng lúc với các loại chất kích thích khác, nhất là thuốc và rượu bia. Xét về hàm lượng, chất kích thích có trong thuốc và rượu bia cao hơn nhiều so với café, chính vì vậy, nạp cùng lúc khối lượng lớn chất kích thích vào cơ thể thì không hề tốt chút nào.

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Tuyệt đối không nên dùng chung cà phê với rượu bia, thuốc lá

Không uống cafe khi đói để tránh say cafe

Tuyệt đối không để cơ thể đói khi uống cà phê, nhiều người có thói quen bỏ qua bửa sáng mà chỉ uống cà phê, việc này vô cùng không tốt và cần phải thay đổi ngay. Khi bụng trống rỗng, cà phê sẽ kích thích gây nên tình trạng cào ruột, bồn chồn, lượng caffeine cũng hoạt động mạnh hơn làm bạn thấy khó chịu, tim đập nhanh hơn. Chính vì vậy, cần thay đổi thói quen ăn đầy đủ trước khi uống cà phê nhé

Tình trạng say cà phê, Biểu hiện và Làm gì để tỉnh táo trở lại?
Uống cà phê khi đói sẽ làm bụng cồn cào, gây chóng mặt khó chịu..

Lời kết

Trên đây là những lời khuyên của Artcoffee.vn muốn chia sẻ với bạn – những ai đang đau đầu vì việc bị say cà phê. Hãy lưu lại những biểu hiện và các kinh nghiệm chữa say cà phê, biết đâu bạn sẽ cần trong một trường hợp oái ăm nào đó thì sao.

Nguồn: Art Coffee

Xem thêm:

https://www.facebook.com/artcoffeevietnam

https://artcoffeevietnam.weebly.com/

Thông tin hữu ích: