Bản Cát Cát được mệnh danh là ngôi làng cổ hùng vĩ nhất núi rừng Tây Bắc, nằm giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ. Trong những năm gần đây, bản Cát Cát được dần trở thành một điểm dừng chân quen thuộc của các du khách trong nước lẫn nước ngoài. Vậy khi đến bản Cát Cát chúng ta nên tham quan những địa điểm nào? Giá vé bản Cát Cát dao động bao nhiêu? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn câu trả lời chi tiết nhất.
Bản Cát Cát nằm ở tỉnh nào?
Bản Cát Cát được mệnh danh là niềm tự hào của núi rừng Tây Bắc. Bản Cát Cát nằm ở xã San Sả Hồ, huyện Sapa thuộc tỉnh Lào Cai. Những năm gần đây, bản Cát Cát là nơi dừng chân tham quan lý tưởng của các tín đồ du lịch khi đến thiên đường Sapa. Khung cảnh thiên nhiên của Cát Cát được ví như ngôi làng mỹ nghệ đậm chất thơ ca của vùng núi rừng Sapa.
Bản Cát Cát có những nếp nhà gỗ đơn sơ nằm giữa thiên nhiên rừng núi, bên cạnh những dòng suối nhỏ chảy róc rách, tô điểm cho khung cảnh thiên nhiên bát ngát đó là màu sắc tươi đẹp của những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu. Khi đến thôn Cát Cát du khách sẽ được thả hồn vào khung cảnh tươi đẹp của thiên nhiên, âm thanh ca hát của núi rừng, thác nước.
Nguồn gốc của bản Cát Cát
Bản Cát Cát là nơi ở của người dân tộc H’Mông, được hình thành từ những thế kỷ 19. Vào năm đầu thế kỷ 20, khi Pháp đô hộ Việt Nam, người Pháp đã phát hiện ra vẻ đẹp hoang sơ nơi đây và chọn bản Cát Cát làm nơi nghỉ dưỡng, tận hưởng cho các quan chức cao cấp của Pháp. Ở đây có thác nước Tiên Sa vô cùng hùng vĩ, nước tươi mát chảy róc rách quanh năm như chốn bồng lai tiên cảnh.
Vì thế, người Pháp đặt tên cho nơi đây là CatScat, có nghĩa là thác nước, ý chỉ ở nơi đây có thác nước đẹp, hùng vĩ. Sau đó, những người dân tộc sinh sống ở đây cũng lấy tên Catscat đặt cho bản này. Thay vì đọc như tiếng Pháp, họ đọc lái đi và chuyển về tiếng Việt thành Cát Cát.
Cách di chuyển tới bản Cát Cát
Cát Cát được mệnh danh là linh hồn của những chuyến du lịch Sapa, chưa đến Cát Cát là chưa đi trọn thiên đường Sapa. Bản Cát Cát còn được gọi là thôn Cát Cát, nơi đây nằm cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 3 kilometers.
Từ trung tâm thị trấn Sapa, đi theo con đường hướng về núi Fansipan tầm 3 cây số, du khách sẽ đến được bản Cát Cát thơ mộng, trữ tình. Thôn Cát Cát nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn bề là núi rừng, bao bọc xung quanh thôn có thác Tiên Sa vô cùng hùng vĩ. Chính vì thế, khi dừng chân tại đây, các du khách có thể tản bộ kết hợp với việc ngắm cảnh núi rừng, bản làng từ trên cao.
Bản Cát Cát là nơi ở, nơi tập trung buôn bán của nhiều dân tộc thiểu số. Trong đó, dân tộc chiếm số đông nhất tại đây là người H’Mông. Khi đến bản Cát Cát, ngoài việc ngắm cảnh thiên nhiên bát ngát, các bạn còn có thể tìm hiểu về phong tục, tập quán của những người dân tộc. Chắc hẳn, mỗi du khách sau khi rời Cát Cát sẽ có những ấn tượng khó phai với người dân giản đơn nơi đây.
Chi phí tham quan tại bản Cát Cát
Trước khi tham quan bản Cát Cát, các bạn cũng nên nắm rõ về giá vé tham quan ở đây:
- Giá vé tham quan hay còn gọi là giá vé vào bản là 90 000/ 1 người lớn. Đối với trẻ em dưới 1m50, vé tham quan có giá: 50 000/ 1 trẻ em.
- Giá vé thuê quần áo dân tộc tại bản Cát Cát là 50 000/ 1 bộ.
- Đối với những du khách đi xe máy sẽ tốn thêm phí gửi xe 10 000/ 1 chiếc.
Giá vé này có thể thay đổi tùy vào những dịp Lễ, Tết cũng như thay đổi theo từng năm. Vì vậy, các bạn nên tìm hiểu giá vé trước mỗi chuyến đi, tốt nhất là nên tìm hiểu trước 3-4 ngày trước khi đến đây.
Cát Cát có những địa điểm tham quan, vui chơi thú vị gì?
Đắm mình vào khung cảnh thơ mộng, trữ tình tại con đường dẫn vào bản Cát Cát
Trên hành trình phiêu diêu hồn thơ tại bản Cát Cát, chắc chắn du khách sẽ không quên được con đường thơ mộng dẫn vào bản và đoạn đường bậc thang từ cổng vào trung tâm bản Cát Cát.
Khi vừa vào bản, du khách sẽ bị hớp hồn bởi khung cảnh thơ mộng, trữ tình nơi đây. Những cung đường uốn lượn, những dãy núi cao trùng trùng, một bên là thung lũng Sapa với cánh đồng ruộng bậc thang mênh mông, bát ngát. Tất cả kết hợp với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ như chốn thần tiên tách biệt với trần gian.
Ruộng bậc thang tại bản Cát Cát – địa điểm check in lý tưởng cho các tín đồ du lịch
Ruộng bậc thang là khung cảnh quen thuộc của núi rừng Tây Bắc, bất cứ ai khi đến Sapa đều phải có cho mình vài tấm hình bên ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang được xem là khung cảnh hữu tình nhất của du lịch Việt Nam. Khung cảnh ruộng bậc thang tại bản Cát Cát cũng không ngoại lệ.
Những thửa ruộng bậc thang tại bản Cát Cát đều mang một vẻ đẹp riêng biệt trong mỗi mùa. Màu xanh tươi mát, khỏe khoắn khi lúa còn non, màu vàng óng ả, thơ mộng, trữ tình khi đến mùa vụ. Tuy mỗi mùa đều có sắc màu, vẻ đẹp riêng biệt nhưng mùa nào khung cảnh ruộng bậc thang tại bản Cát Cát cũng mang một vẻ đẹp gợi lên sự thương nhớ trong lòng du khách.
Thác Tiên Sa hay còn gọi là thác Cát Cát
Đây được xem là khung cảnh đẹp nhất bản Cát Cát, chưa biết đến thác Tiên Sa là chưa đến bản Cát Cát. Không những thế, thác Tiên Sa còn là một trong những thác nước nổi tiếng nhất Sapa vì vẻ đẹp đồ sộ, hùng vĩ. Thác Cát Cát hay còn được gọi với cái tên thơ mộng là thác Tiên Sa, nó mang trong mình một vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình như cái tên của nó.
Vẻ đẹp của một nàng tiên yểu điệu vừa giáng trần, mang một vẻ đẹp kiêu sa, “hoa nhường nguyệt thẹn”. Với dòng nước róc rách, từ trên núi đổ xuống hòa quyện với phong cảnh núi rừng hoang sơ, bát ngát sẽ mang đến cho bạn cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, tách biệt về trần gian. Hơn thế nữa, tiếng suối chảy róc rách kết hợp với tiếng nói chuyện cười đùa của người dân nơi đây đã tạo nên một bản nhạc giao hưởng giữa khung cảnh núi rừng bát ngát.
Tìm hiểu văn hóa của người H’Mông tại trung tâm làng Cát Cát
Làng Cát Cát là nơi sinh sống, buôn bán của những người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người H’Mông. Nơi đây tụ họp nhiều làng nghề truyền thống như: nghề dệt vải, nghề đan lát dụng cụ sinh hoạt, nghề chạm trổ bạc và nghề rèn nông cụ,…Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến làng dệt.
Vải ở đây được người dân dệt từ những nguyên liệu như: gai dầu, cây bông, vải lanh,….Tất cả các loại vải này đều được sử dụng để may y phục hàng ngày cho người dân. Những tấm vải tại bản Cát Cát đều có màu sắc tươi mới, màu chủ đạo ở đây thường là xanh, đỏ, trắng, vàng kết hợp với các họa tiết sặc sỡ, bắt mắt.
Ngoài ra, khi đến trung tâm bản Cát Cát, du khách cũng không thể bỏ qua những món trang sức bạc như: Vòng cổ, vòng tay, lắc, bông tai,…Những trang sức này đều được người dân chạm trổ tinh xảo. Bất cứ du khách nào khi đến trung tâm bản Cát Cát cũng đều mua những loại trang sức này về làm quà cho bạn bè, người thân.
Suối hoa – nơi check in thơ mộng dành cho giới trẻ
Suối hoa nằm ngay trung tâm bản Cát Cát, nằm giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ, bát ngát. Khung cảnh núi rừng kết hợp với dòng suối Hoa chảy róc rách tạo nên một bức tranh núi rừng hoang vu, yên tĩnh. Nhưng vẫn không kém phần mơ mộng, hữu tình. Đây được xem là nơi tạo nên những bức hình lãng mạn của giới trẻ, đưa con người tránh chốn ồn ào nơi phố thị.
Con đường lát đá tinh xảo ngay lối vào bản Cát Cát
Dọc đường hướng vào bản Cát Cát, du khách sẽ được đi qua con đường lát gạch đá vô cùng tinh xảo. Nơi đây được xem là vị trí check in đắc địa của các du khách, bất kỳ ai khi đến bản Cát Cát đều có ấn tượng sâu sắc với con đường này.
Tổ chim khổng lồ tại bản Cát Cát – dân đam mê “sống ảo” không thể bỏ qua
Đây được xem là địa điểm check in mới toanh cho các tín đồ du lịch, địa điểm này đang rất được các bạn trẻ quan tâm. Tổ chim khổng lồ này được làm từ các loại dây leo nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho du khách khi tham quan, chụp ảnh. Nếu bạn là một người đam mê sống ảo, chắc chắn không thể bỏ qua khung cảnh thơ mộng, thú vị này.
Tìm hiểu trang phục, văn hóa, lễ hội của người dân H’Mông tại bản Cát Cát
Người dân H’Mông luôn có những văn hóa, lễ hội rất thú vị, bất kỳ du khách nào đến đây đều muốn tìm hiểu về văn hóa của họ. Người dân H’Mông luôn biết giữ gìn giá trị đặc sắc của truyền thống văn hóa dân tộc với những bộ quần áo được may bằng vải thổ cẩm.
Hơn thế nữa, người dân H’Mông luôn có những lễ hội rất độc đáo, một trong lễ hội lớn nhất của họ là lễ hội Gầu Tào. Nếu du khách đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, sẽ có dịp tham gia lễ hội Gầu Tào của người dân nơi đây. Lễ hội này được tổ chức nhằm mục đích cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. Hy vọng dân làng có một năm may mắn, công việc làm ăn suôn sẻ. Đây được xem là lễ hội lớn nhất trong năm tại bản Cát Cát phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc H’Mông.
Bên cạnh đó, khi đến bản Cát Cát, các bạn còn được thưởng thức một nền ẩm thực đặc sắc của người dân H’Mông giữa khung cảnh bát ngát của núi rừng Tây Bắc. Một trong những món đặc sản du khách phải thử khi đến bản Cát Cát là: rượu ngô, thịt hun khói “khăng gai”, thắng cố, tiết canh gà, đậu xị, nhái nấu măng, bánh ngô,….
Bản Cát Cát là một trong những địa điểm du lịch được quan tâm nhất trong thời gian gần đây, bất cứ ai khi đến Sapa đều phải ghé qua đây. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản Cát Cát cũng như có những chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi của mình.