Cà phê Catimor thuộc chi Arabica là một trong những giống cà phê năng suất và dễ trồng nhất hiện nay. Nếu bạn là một người yêu thích mùi vị cà phê tinh tế thì Catimor chính là một sự lựa chọn không thể chối từ. Vậy bạn đã biết gì về giống cà phê này chưa? Nếu quan tâm hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Cà phê Catimor là gì? Đặc điểm sinh học của Catimor
Cà phê Catimor còn được gọi là cà phê chè, tên khoa học là Coffee Arabica là giống cà phê lai chéo cà giữa Timor và Caturra (Timor được lai tạo từ cà phê Arabica và Robusta). Ngoài ra, cafe Catimor còn được biết đến với tên T8667 (được gọi ở Trung mỹ) để phân biệt được giống café chống bệnh gỉ sắt (Coffee Leaf Rust), Catimor tốt và mạnh mẽ hơn so với các giống khác. Chúng cũng được đánh giá là có hương thơm nồng đượm và ngọt ngào rất quyến rũ.
Xem thêm: Từ A – Z về cà phê Arabica: https://artcoffee.vn/tat-tan-tat-ve-ca-phe-arabica-la-gi/
Về đặc điểm sinh học, cây cà phê Catimor là cây gỗ có bộ tán che kín thân, vì vậy hạn chế được sự phá hoại của sâu đục thân (tập tính của loài sâu này là không thích đẻ trứng ở nơi thiếu ánh sáng). Cà phê Catimor mọc theo dạng bụi có lá nhỏ, không cao, nhìn hình dạng bên ngoài thấy thấp như cây chè. Hạt Catimor có hình bán cầu tròn, nhỏ chứa rất thấp lượng cafein (chỉ khoảng 1–2%). Hạt Catimor hơi giống hạt cà phê Arabica Bourbon nên rất khó nhận ra. Nhưng với những người đã từng sử dụng cà phê lâu năm thì sẽ dễ dàng nhận biết được được đâu là Catimor chính hiệu.
Giống cà phê Catimor này khi lai tạo cho khả năng chống sâu bệnh khá tốt, nhờ đó trở thành một trong những giống cây cà phê có giá trị kinh tế cao nhất tại Việt Nam. Cây Catimor với 1 ha cà phê sẽ cho năng suất đạt 4 – 5 tấn (nếu canh tác tốt). Do có năng suất cao, kháng bệnh gỉ sắt, hương vị thơm ngon nên giá cà phê Catimor cũng cao hơn khoảng 1,5 lần so với cà phê vối.
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng có các giống cà phê Catimor như sau:
- Cà phê Catimor T-8667: Đây là một giống cafe với thân cây khá ngắn nhưng cho quả và hạt rất to.
- Cà phê Catimor T-5269: Đây là 1 loại cây khỏe mạnh thích nghi tốt với độ cao phát triển từ 600-900m so với mực nước biển với lượng mưa hơn 3000mm mỗi năm.
- Cà phê Catimor T-5175: Đây là giống cafe cho năng suất rất cao, nhưng không thích nghi được các điều kiện phát triển quá thấp hay quá cao.
Lịch sử, nguồn gốc canh tác cà phê Catimor
Theo dòng lịch sử, vào những năm 1958 – 1959 thuộc thế kỷ 19, tại Trung Nam Mỹ thường phải đối mặt với các dịch bệnh hoành hành trên cây cà phê, trong đó cà phê Bourbon, Typica và Moka là các giống cây chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Để tìm cách cứu vãn, các nhà khoa học đã cố gắng nghiên cứu để tạo ra một giống cà phê mới có thể chống chọi được với dịch bệnh. Đến năm 1959, viện nghiên cứu cà phê của Bồ Đào Nha (CIFC) đã nhận được rất nhiều hạt giống Timor Hybrid từ đảo Timor gửi đến (Timor Hybrid là cây lai tự nhiên giữa C. Arabica và C. Robusta, có mặt ở đảo Timor vào năm 1920). Mà tin mừng nhất là đặc tính di truyền từ Robusta đã cho Timor kháng bệnh gỉ sắt rất tốt. Từ hai lô hạt giống mà CIFC nhận được, họ đã bắt đầu nghiên cứu để tạo ra các giống cà phê mới có khả năng kháng bệnh, đồng thời nhỏ gọn, dễ trồng, có thể cho năng suất cao trên cùng một diện tích canh tác. Và tại IAC – Brazil, các giống lai được gọi là “Cat Catoror” đã ra đời sau một số thử nghiệm ban đầu, ngay trong thời kỳ xuất hiện bệnh gỉ sắt ở châu Mỹ. Sau đó, một thời gian tiếp đến các giống cafe Catimor đã trải qua chọn lọc trên nhiều nơi ở nhiều nơi ở Mỹ Latinh và bắt đầu phân tán ra nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Đơn vị Nghiên cứu tại Malawi đã sử dụng năm giống con của Catimor. Sáu dòng Catimor đã được chọn lọc và đưa vào canh tác tại Papua New Guinea.
Các vùng trồng và phát triển giống cà phê Catimor
Hình dáng, kích thước cũng như hương vị của cafe Catimor thường bị chi phối ở độ cao đất trồng. Đối với dòng Arabica nói chung và Catimor nói riêng , độ cao thích hợp để trồng là trong khoảng 550-1920m cùng với đó là nền khí hậu mát mẻ và ôn hòa. Đối với cafe Catimor, theo nhiều kết quả nghiên cứu thì nếu được trồng tại độ cao từ 700-1000m, chúng thường sẽ phát triển tối ưu nhất.
Hiện nay do mang lại năng suất cao cùng với ưu điềm là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nên cà phê Catimor được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Và những nơi được xem là miền đất hứa cho giống cà phê này là các vùng đất đáp ứng được các điều kiện thuận lợi trên đây. Do đó xét về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thì các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Trị, Nghệ An và Sơn La chính là nơi phát triển mạnh mẽ cà phê Catimor nhất tại Việt Nam. Đây cũng là các vùng đất hiện đang có diện tích trồng Catimor lớn nhất nước ta.
Cách trồng và cách chăm sóc cà phê Catimor
Mặc dù cho năng suất cao tuy nhiên để đảm bảo cà phê có thể phát triển tốt thì cần cách trồng và cách chăm sóc cà phê Catimor đúng cách. Theo các chuyên gia nông nghiệp khi trồng Catimor thì nên chú ý tới những điều dưới đây:
- Thời vụ trồng cà phê: Thời vụ trồng cà phê Catimor tốt nhất rơi vào vụ Thu (Tháng 8-9 DL) hoặc vụ xuân (tháng 2-3 DL). Lúc này ở các tỉnh Tây Nguyên thường có thời tiết, đặc điểm mùa vụ thuận lợi cho sự phát triển của cây cafe con.
- Đất trồng: Đất trồng cà phê phải được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại trước khi trồng.
- Mật độ, khoảng cách trồng: Nên trồng với mật độ 6666 cây/ha (ở những nơi đất không có độ phì cao), nghĩa là mỗi hàng cà phê sẽ cách nhau 1,5 m; các cây cách nhau 1m. Còn đối với ở những địa hình thổ nhưỡng hay đất tốt, nên trồng với mật độ 5000 cây/ha, nghĩa là hàng cách hàng 2m; cây cách cây 1,5m. Và nên trồng với mật độ 3333 cây/ha (ở những nơi đất trung bình), với hàng cách hàng 2m; cây cách cây 1 m.
- Trồng xen cây ngắn ngày: Để tận dụng đất trống tăng thu nhập cũng như chống cỏ dại, chống xói mòn và cải tạo đất thì khi cây cà phê Catimor còn nhỏ, có thể trồng xen các cây ngắn ngày như đậu đỗ, lạc… Việc trồng xen các cây ngắn ngày còn có ý nghĩa tăng tính đa dạng thực vật cho sinh quần cây cà phê, theo đó một vườn cây trồng đan xen tốt có thể cung cấp cho lô cà phê một lượng lớn đạm nguyên chất (hàng trăm cân/ha) và nhiều chất dinh dưỡng, chất khoáng khác. Nhờ đó khu hệ thiên địch tự nhiên được thiết lập nhanh hơn và trở nên phong phú hơn sẽ bảo vệ cây cà phê khỏi bị xâm hại từ sâu bệnh.
- Che bóng cho cây cà phê: Cây cà phê Catimor rất cần che bóng. Các cây che bóng như keo dậu, muồn nên trồng với mật độ vừa phải và rải đều trong vườn cafe, không chỉ giúp che chắn sương muối vào mùa đông cho cà phê mà còn giúp tạo ra ánh sáng tán xạ. Tuy nhiên để tránh bệnh gỉ sắt thì các cây che chắn cần đảm bảo độ thông thoáng.
- Vét đất chống xói mòn: Ngay sau trồng cây cà phê chè, bà con nên tiến hành vét thành rãnh dọc hoặc theo hàng cây để hạn chế hiện tượng xói mòn trong mùa mưa. Bên cạnh đó phải thường xuyên xới xáo quanh gốc cây để diệt cỏ và tạo độ tơi xốp cho đất, giúp cà phê phát triển tốt hơn.
- Bón phân hóa học: Phân hóa học cân đối kết hợp với phân hữu cơ bón một cách hợp lý, đầy đủ để giúp cà phê sinh trưởng, phát triển và tăng sức chống chọi với sâu bệnh.
- Làm sạch cỏ: Một điều quan trọng nhất trước khi bón phân là cần làm sạch cỏ. Vườn cà phê Catimor sẽ dễ mắc bệnh khô cành và khô quả nếu không được chăm sóc, làm cỏ tốt. Ngoài ra nếu nơi trồng có sương muối, trước đó cần phải phun tưới nước lên tán lá cây cà phê. Sau đó chăm sóc tốt để cà phê nhanh hồi phục.
- Tưới nước đều đặn: Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây cà phê Catimor, đồng thời là điều kiện để cây ra hoa. Vào những đầu mùa khô ở Tây Nguyên, cây cà phê Catimor cần tưới từ 3-4 đợt, mỗi đợt cách nhau 20-25 ngày, tùy thuộc vào tuổi cây mà tưới lượng nước phù hợp: Năm đầu tiên và hai năm chăm sóc tiếp theo cần tưới 200 – 300m3/ha/1 lần tưới. Các năm kinh doanh tiếp theo cần tưới 400 – 500m3/ha/1 lần tưới. Đợt tưới đầu cho cà phê kinh doanh là vào lúc mầm hoa đã phát triển đầy đủ (cuối tháng 1) và lượng nước cần là 600 m3/ha/đợt đầu. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía Bắc trồng cà phê Catimor nhờ khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng phù hợp nên hầu như không cần tưới, chỉ tưới những khi khô hạn kéo dài.
- Bẻ chồi, cắt tỉa cành: Khi chồi cafe Catimor mọc vượt từ thân chính và nách lá, thì cần bẻ bỏ đi, trung bình nên bẻ 5-6 lần/năm. Và sau khi thu hoạch trái cafe, hãy bắt tay vào cắt tỉa cành, nghĩa là dùng kéo cắt bỏ cành tăm, cành nhỏ giáp thân, cành khô, cành bị sâu bệnh. Cắt tỉa cành kịp thời làm cho cây hồi phục nhanh hơn, chùm hoa to hơn và hạn chế được sâu bệnh cho vụ sau.
Từ những công thức riêng biệt của mình, Art Coffee cho ra được rất nhiều dòng sản phẩm cà phê rang xay khác nhau kết hợp tuyệt vời giữa hương vị và cảm xúc.
Mua ngay để trãi nghiệm tại: https://artcoffee.vn/shop
Hương vị của cafe Catimor và cách thưởng thức đúng điệu
Catimor là một giống cà phê có hương vị khó tả, những người sành cafe mô tả chúng bằng 2 từ “quyến rũ”, một khi đã thưởng thức thì từng giọt cà phê thấm sâu vào từng “tế bào”, thăng hoa trong mọi giác quan của cơ thể. Cụ thể khi thưởng thức bạn sẽ thấy vị đậm đắng nhẹ pha với một chút chua thanh và ngọt hậu rất đặc biệt. Sở dĩ là như vậy là bởi vì hạt cafe Catimor được lai tạo giữa vị chua thanh của giống cà phê Timor và hương vị ngọt dịu từ café Catimor. Tuy nhiên ở Catimor có hàm lượng cafein thấp hơn Robusta thuần chủng cho nên vị đắng của nó của nó cũng sẽ không bằng cafe Robusta.
Về cách thưởng thức Catimor đúng điệu thì cũng như nhiều dòng cà phê khác, ở mỗi người cũng sẽ có những cách thưởng thức Catimor khác nhau, tùy theo sở thích hay tính cách riêng của mình. Tuy nhiên, để cảm nhận được hương vị thú vị của cà phê Catimor thì bạn có thể lựa chọn 2 cách thưởng thức như sau. Một là pha cafe thuần túy bằng việc sử dụng café Catimor rang mộc hoàn toàn để pha phin hay dùng cà phê đá, cà phê sữa. Catimor là giống lai tạo có ¼ đặc điểm cà phê Robusta thuần chủng nên vẫn giữ được sự đậm đà của cafe nên với cách pha này bạn sẽ được thưởng thức trọn vẹn mùi vị của Catimor.
Cách thứ 2 là bạn có thể trộn cafe Catimor với một vài dòng cà phê khác trên thị trường theo tỉ lệ 3:1 hoặc 4:1 để mang đến hương vị khác biệt hơn, đậm đà hơn.
Tuy nhiên, vì so với các giống Arabica thuần chủng thì loại cà phê lại chứa hàm lượng cafein cao hơn nên lưu ý những ai có có vấn đề về tim mạch, mất ngủ, say cà phê thì hạn chế sử dụng.
Lời kết
Nói tóm lại so với nhiều giống cà phê thương mại khác thì cây cà phê Catimor trưởng thành sớm và cho năng suất cùng với sản lượng cao, vì vậy được trồng khá phổ biến tại Việt Nam. So về hương vị thì café Catimor cũng mang đến cho người ta một thứ cảm giác vấn vương khó tả tương tự như nhiều dòng Arabica khác. Do vậy, nếu bạn là tín đồ cafe hay chuẩn bị khai trương quán cà phê thì nhất định đừng bỏ qua những tách cà phê được chế biến từ “hạt giống Catimor” này nhé!
Nguồn: Art Coffee Việt Nam
Xem thêm:
https://www.bloglovin.com/@artcoffee/