Cầu Long Biên là một trong những cây cầu nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, nơi đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cây cầu vẫn hiên ngang ở đó và dần trở thành một trong những biểu tượng không thể thay thế của mảnh đất thủ đô anh hùng. Hãy cùng khám phá về cây cầu này qua bài viết sau đây nhé.
Cầu Long Biên ở đâu?
Long Biên có từ rất lâu đời do người Pháp xây dựng vào năm 1898 – 1902. Vì đã xây dựng khá lâu nên cầu này trông có vẻ cũ kỹ và xập xệ, tuy nhiên đây là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang sông Hồng. Cây cầu này thuộc địa phận quận Long Biên, nối địa phận 2 quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm lại với nhau.
Khi mới được xây dựng cầu này có tên là cầu Doumer, nhưng từ khi Hà Nội được giải phóng cây cầu đã được đổi tên thành cầu Long Biên và tồn tại cho đến ngày nay. Đây cũng chính là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan.
Kiến trúc cầu Long Biên
Long Biên là cây cầu dài thứ 2 trên thế giới với tổng chiều dài là 2,290m bao gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao bề thế. Bên cạnh đó còn có 896 mét đường xây bằng đá dẫn lên đầu cầu phía tây. Cầu rộng 4,75m được chia thành 3 làn đường chính. Ở giữa là đường sắt dành cho xe lửa hoạt động, 2 bên là làn đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ.
Đội ngũ kỹ sư đã thừa hưởng những tiến bộ kỹ thuật trong khoa học xây dựng ở Châu Âu để tạo nên một cây cầu có đủ sức mạnh có thể vượt sông Hồng qua từng năm tháng. Với dáng hình trải dài nhấp nhô trên sông Hồng, Long Biên còn được ví như dải lụa vắt qua sông Hồng.
Những dấu mốc quan trọng gắn liền với cầu Long Biên
Long Biên có thể coi là một nhân chứng lịch sử, nơi chứng kiến những cột mốc quan trọng nhất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Long Biên đã trở thành nhịp dẫn, cầu nối đưa hàng nghìn người dân vùng ngoại ô đến với Ba Đình, đến với Bác trong niềm vui sướng và đầy tự hào.
10/1945 thủ đô chính thức được giải phóng, cầu Long Biên vẫn đứng ở đó và chứng kiến niềm vui, niềm hân hoan của nhân dân thủ đô và cả dân tộc Việt Nam. 21 năm sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng và thống nhất đất nước, cầu Long Biên lại một lần nữa được chứng kiến niềm vui, niềm hạnh phúc vỡ òa của nhân dân Việt Nam. Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cây cầu dần trở thành một người bạn đồng hành, một nhân chứng chứng kiến sự thay đổi, đổi mới của nhân dân và đất nước ta.
Những hoạt động thú vị khi ghé thăm cầu Long Biên
Nếu ai có dịp ghé thăm Hà Nội, thăm Long Biên thì nhất định phải làm những điều sau đây:
Ngắm Hà Nội trên cao
Chẳng biết từ bao giờ Long Biên đã trở thành nơi được các bạn trẻ vô cùng yêu thích, nơi để xua tan đi những bí bách mệt nhọc trong cuộc sống, trong học tập. Đây cũng là nơi lưu giữ lại những kỉ niệm đẹp thanh xuân của rất nhiều người.
Từ trên cầu nhìn xuống bạn sẽ thấy một khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp, một bầu trời xanh mướt của ruộng ngô, rau cỏ hòa mới những mái nhà đỏ tươi và làn nước đỏ nặng phù sa của sông Hồng. Đây chính là một phiên bản khác của Hà Nội khi không có khói bụi, xe cộ mà chỉ có thiên nhiên, nắng, gió, mây trời, sông nước.
Cà phê Trần Nhật Duật ngắm cầu Long Biên
Để có thể ngắm được trọn vẹn toàn bộ khung cảnh Long Biên. Bạn hãy đến với quán cà phê đường Trần Nhật Duật nằm trên tầng 4 của một tòa nhà. Đến đây bạn vừa có thể thưởng thức cà phê vừa ngắm được khung cảnh hùng vĩ của cây cầu, của bãi đá sông Hồng hay khu chợ sầm uất.
Ăn ngô, khoai nướng mùa đông
Cầu Long Biên chính là một trong những điểm đến lý tưởng của Hà Nội vào những buổi tối mùa đông lạng giá. Đến đây vào mùa đông bạn sẽ được thưởng thức một món ăn dân giã, gắn liền với làng quê Việt Nam đó là ngô, khoai nướng. Sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn khi được cùng bạn bè, những người thân yêu của mình vừa trò chuyện, cùng nhau ăn uống và tận hưởng hơi ấm từ bếp lửa mang lên giữa một mùa đông lạnh với gió rít bên tai.
Chụp ảnh bãi đá sông Hồng
Bãi đá sông Hồng có lẽ là địa điểm không còn quá xa lạ với giới trẻ. Với khung cảnh bao la, xanh bát ngát nơi đây là điểm chụp hình quen thuộc của rất nhiều người. Từ Long Biên, bạn chỉ cần đi xuống dưới khu vực chân cầu, men theo những con đường bị che khuất bởi cây cối và hỏi thăm đến bãi đá sông Hồng, người dân sẽ chỉ dẫn cho bạn đường tới đó.
Một số lưu ý khi tới thăm cầu Long Biên
Để có thể tận hưởng trọn vẹn nét đẹp của Long Biên bạn nên tham quan từ khoảng 15h – 17h. Nếu bạn muốn trải nghiệm một Hà Nội hoàn toàn khác, có thể tới đây vào ban đêm để hóng gió vào mùa hè hoặc ăn ngô, khoai nướng vào mùa đông. Bạn nên lựa chọn phương tiện bằng xe máy, xe bus hoặc đi bộ khi đi tham quan. Bởi như vậy bạn có thể dừng lại ở bất kì địa điểm nào trên cầu để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như khung cảnh xung quanh.
Vì cầu được xây dựng từ rất lâu đời nên tương đối cũ, doi đó khi tham quan bạn không nên đu, vịn vào những thanh sắt để tránh trường hợp không may xảy ra. Do đường trên cầu khá hẹp và nhiều đoạn còn xảy ra tình trạng sạt lún nên khi di chuyển bạn cần phải đi chậm, quan sát thật kỹ trước sau để đảm bảo an toàn.
Khi chụp ảnh check – in tại đường ray bạn cần phải chú ý quan sát, nghe tiếng còi tàu để tránh gặp nguy hiểm. Để tránh trường hợp bị chặt giá, khi ăn ngô, khoai nướng ven cầu bạn nên hỏi giá trước khi mua.
Hành trình tham quan cầu Long Biên tốt nhất cho du khách
Long Biên cách phố cổ không xa, vì vậy du khách có thể lập hành trình tham quan Phố Cổ – Cầu Long Biên – Hoàng Thành Thăng Long. Lịch trình này tuy khá dày với nhiều địa điểm tham quan, ăn uống nhưng lại rất phù hợp với những ai có ít thời gian nhưng lại muốn tham quan nhiều nơi tại thủ đô.
Du khách cũng có thể lựa chọn thăm quan Long Biên và một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở xung quanh như: Chùa Phúc Xá, phố Ngọc Lâm, khu du lịch sinh thái Bảo Sơn… Bên cạnh đó du khách cũng có thể dành nguyên ngày để thăm quan Long Biên và khám phá bãi đá sông Hồng, khu vui chơi, chụp ảnh được giới trẻ yêu thích và thưởng thức những món ăn ngon của Hà Nội.
Với người dân khu vực lân cận, Long Biên như một Hà Nội thu nhỏ vừa nhộn nhịp nhưng vô cùng sâu lắng. Đây là nơi buôn bán, hóng mát, hẹn hò của các đôi tình nhân hay đơn giản là nơi cưu mang những mảnh đời vô gia cư,..
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cầu Long Biên chứng nhân lịch sử anh hùng của thủ đô. Nếu có dịp đến với Hà Nội đừng quên ghé thăm và khám phá vẻ đẹp của cây cầu này nhé.