Chùa Bái Đính – Điểm đến du lịch hấp dẫn hiện nay

Written by admin

 

Trong hành trình du lịch khám phá Ninh Bình, du khách gần xa không thể bỏ qua địa danh Chùa Bái Đính. Bởi Chùa Bái Đính, một ngôi chùa lớn với không gian kiến trúc đặc sắc, cảnh quan xung quanh hài hòa, không gian trầm mặc uy nghiêm, tượng Phật bằng đồng lớn nhất Châu Á và chứa nhiều câu chuyện hấp dẫn đằng sau nó.

Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng chùa Bái Đính đang nắm giữ nhiều kỷ lục ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung. Cùng khám phá về ngôi chùa nổi tiếng với phong cảnh nên thơ, hữu tình này nhé!

Sơ lược về Chùa Bái Đính

Diện tích Chùa Bái Đính rộng 539 hecta. Trong đó khu Chùa Bái Đính Cổ rộng 27 hecta, khu này được hình thành từ thời nhà Đinh. Và khu Chùa Bái Đính mới  rộng 80 hecta, đang được xây dựng từ năm 2003 cho đến nay. Quá trình xây dựng kéo dài gần 20 năm, nhưng nhiều hạng mục vẫn chưa được hoàn thiện.

Tổng quan sơ lược về chùa Bái Đính
Tổng quan sơ lược về chùa Bái Đính

Chùa được bao quanh bởi những khối núi đá vôi hình vòng cung, cao lớn, hùng vĩ cùng với hệ thống hồ nước bao la đã tạo ra một tác phẩm thiên nhiên uy nghiêm, làm cho chúng ta không khỏi bất ngờ trước sự nguy nga tráng lệ này. Kiến trúc của Chùa Bái Đính không có một ngôi chùa nào khác ở Việt Nam có được. Chính giáo sư Hoàng Đạo Kính, một kiến trúc sư nhiều năm kinh nghiệm là người chủ trì thiết kế Chùa Bái Đính. Những hình khối lớn, hoành tráng là nét đặc trưng đặc sắc của chùa.

Phương tiện di chuyển tại Chùa Bái Đính

Chúng ta cùng trải nghiệm tham quan Chùa Bái Đính bằng xe điện nhé!

  • Với giá vé xe điện 60k là vé bạn không được lên tham quan Bảo Tháp.
  • Vé 100k được lên tham quan Bảo Tháp.
  • Và vé 150k bạn sẽ được đưa đi tham quan hết tất cả các khu.
  • Thuê xe riêng cho đoàn 1.500K/đoàn .
  • Thuê thêm hướng dẫn viên sẽ có phí tour là 500k/ đoàn.

Hành trình tham quan như sau: Bến xe – Cổng Tam Quan – Hành lang La Hán – Tháp Chuông – Điện Quan Âm – Điện Giáo Chủ – Điện Tam Thế – Bảo Tháp

Hiện nay  vì tình hình dịch nên lượng khách đến Chùa Bái Đính giảm hẳn, bình thường tại bến xe điện phải xếp hàng chờ rất đông nha.

Cổng Tam Quan: Từ bến xe điện vào cổng chính là 4 km. Chúng ta mất khoảng 10 phút đi xe điện từ khu vực gửi xe tới khu vực Tam quan Chùa Bái Đính. Bao gồm hai Cổng Tam Quan. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình là Cổng Tam Quan Ngoại. Đi qua một cây cầu rộng làm bằng đá xanh, bắc qua một hồ nước là Điện Trình hay còn gọi là Tam Quan Nội.

Tại đây có hai Pho tượng Hộ pháp là Khuyến Thiện và Trừng Ác bằng đồng, cao 5,5 m, nặng 12 tấn. Sân chùa Trình có 100 lá cờ của 100 quốc gia dự Lễ Phật Đản. Hai bên cửa chùa Trình là hai sư tử đá xanh to lớn uy nghiêm. Đi vào bên trong chúng ta thấy được tính chất của Tam Quan là công trình này được làm hoàn toàn bằng gỗ.

Tổng quan Chùa Bái Đính dành cho du khách

Hành Lang La Hán: Hành Lang La Hán có chiều gần 3km, được xem là con đường nối liền hai đầu Tam Quan. Tại đây có 502 bức tượng la hán được bố trí trải đều dọc hành lang. Mỗi vị la hán có một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống trần thế, những bi ai sầu khổ hay niềm vui sướng hạnh phúc khác nhau. Đây là tác phẩm của các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư.

Hành lang La Hán
Hành lang La Hán

Tháp Chuông

Được thiết theo hình bát giác kiểu chồng diêm với 3 tầng và 24 mái đao, cao 18,2 m,  đường kính 17m. Ở đây có một trống đồng lớn nặng 70 tấn và quả chuông bằng đồng Đại Hồng Chung nặng 36 tấn. Cao 5,5 m. Đường kính 3,7m chuông này dùng để niệm kinh và thờ cúng. Chuông được từ đồng đỏ qua bàn tay của các nghệ nhân ở Huế.

Trên chuông có biểu tượng hoa văn mô theo chủ đề Phật giáo. Chạy kính đánh chuông bằng gỗ Tứ Thiết dài 4,2 m. Đường kính 0,3 m. Nặng 500 kg. Hiện nay Đại Hồng Chung tại Chùa Bái Đính là độc nhất vô nhị ở Việt, được ghi nhận là quả chuông đồng lớn nhất Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 2007

Điện Quan Âm

Được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ tứ thiết (900 khối gỗ tròn). Trong điện có tổng cộng 32 cột gỗ được đặt trên các tảng đá hoa sen hình vuông, trên tường trong điện thờ có các ô nhỏ đặt các tượng quan thế âm bồ tát nhỏ bằng. Trên cao gian giữa điện có ba bức tranh hoành phi cổ kính. Các đồ thờ đặt tại đây đều được làm bằng đồng.

Điện Giáo Chủ

Được xây dựng trên nền tảng bê tông,bên ngoài sơn giả gỗ đồ sộ với 56 cột bê tông cốt thép, các cột đều được ốp gỗ với kỹ thuật sơn phủ bên ngoài các cột bê tông rất tinh xảo khiến nhìn ra lầm tưởng là gỗ. Trên tường có tất cả 1284 ô nhỏ bên trong đặt 1284 pho tượng Phật Thích Ca Mô Ni nhỏ bằng đồng.

Trong điện thờ Phật Tổ, tượng Phật tổ cao 10m, nặng 100 tấn bằng đồng dát vàng (được xác nhận là kỷ lục Châu Á ngày 09/06/2012).

Hành lang La Hán

Điện tam thế

Cách Điện Giáo Chủ 300m. Diện tích điện rộng 2.364m2, cao 34met xây bằng bê tông. Toạ lạc trên quả đồi cao 67 m, sân lát đá rộng 13.000 mét vuông. Hai lối đi lên điện là một phù điêu bằng đá rộng 100 mét vuông, chạm khắc hình Long Ly Quy Phượng uốn lượn. Hai bên phù điêu là hai con rồng đá lớn kéo dài từ điện xuống sân . Trước cửa điện ngay dưới sân là tượng Phật Di Lặc trong tư thế ung dung tự tại. Điện Tam Thế là toà cao, rộng, đồ sộ nhất ở đây. Trong có ba pho tượng bằng đồng nguyên khối, mỗi pho tượng cao 7.2m. Nặng 50 tấn. Đều được bằng dát vàng.

Hình ảnh Điện Tam Thế
Hình ảnh Điện Tam Thế

Bảo Tháp Xá Lợi Phật

Bảo Tháp Xá Lợi thuộc khu phía tây Điện Tam. Nơi đây có 13 tầng, mỗi tầng cao 99 met, được xem là một công trình nổi bật với kiến trúc tinh tế, uy nghiêm. Kiến trúc của bảo tháp mang đậm phong tục văn hóa chùa chiền Việt Nam. Chân tháp được thiết kế theo hình lục giác, xây dựng vững chắc.

Tháp được bao bọc xung quanh bằng hệ thống hoa văn trang trí làm từ gạch nung nổi tiếng làng Bát tràng, những hoa văn này mang đậm phong cách nghệ thuật từ Lý. Quanh mỗi cạnh được đặt những tượng phật nhỏ làm hoàn toàn từ đá, chúng được kết hợp một cách hài hòa từ chân tháp cho đến đỉnh ngọn. Khi vào bên trong Bảo Tháp Xá Lợi Phật sẽ hiện ra một không gian nguy nga, tráng lệ nổi bật với tông màu vàng ánh kim.

Pho tượng Phật Thích Ca mô Ni được đặt tại trung tâm Bảo Tháp ở tầng một. Để đến tham quan hệ thống phù điêu với những nét chạm khắc nét cầu kỳ, du khách có thể đi bằng cầu thang bộ hoặc có thể chọn đi bằng thang máy đến tầng 13 của Bảo Tháp Xá Lợi Phật. Tại đây có các đức phật được khẩn về từ Ấn Độ, Thái Lan và Myanmar vào năm 2008.  Bảo Tháp Xá Lợi Phật được xây dựng trở thanh linh hồn của Phật giáo Việt Nam.

Bảo Tháp Xá Lợi Phật
Bảo Tháp Xá Lợi Phật

Ngoài những công trình đặc sắc trên, nét đặc trưng tại Chùa Bái Đính là hàng năm có diễn ra các lễ hội Phật Giáo với các nghi lễ được tổ chức long trọng. Lễ hội này đã được công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên năm nay vì tình hình dịch COVID-19 trên cả nước, nên Ban tổ chức Lễ hội chỉ tiến hành làm lễ, chứ không tổ chức các phần hội như mọi năm.

Trong  quần thể Chùa Bái Đính còn có rất nhiều công trình khác có kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, tạo nên một phức hợp chùa ấn tượng. Sắp tới sẽ xây dựng thêm nhiều hạng mục như: Thảo Viên, Bảo tàng Phật giáo, Học viện Phật giáo, … Bạn hãy quay lại Chùa Bái Đính khám phá thêm nhé.

Kết bài

Với những thông tin cụ thể, chi tiết về chùa Bái Đính mà chúng tôi vừa cung cấp, chắc chắn sẽ là cơ sở để người chơi có thêm địa điểm du lịch hấp dẫn và tuyệt vời. Và chắc hẳn, đây sẽ là điểm đến tâm linh mà bạn phải đặt chân đến trong cuộc đời. Hãy nhanh tay bốc vé tham quan ngôi chùa này bạn nhé! Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị và chất lượng.

 

Thông tin hữu ích: