Chùa Bổ Đà – Ngôi chùa đệ nhất linh thiêng hiện nay

Written by admin

Ca dao có câu:

“Thứ nhất là chùa Đức La

Thứ nhì Chùa Bổ

Thứ ba chùa Tràng”

Chùa Bổ ở đây là một trong những tên gọi khác của Chùa Bổ Đà, nằm trên ngọn núi Phượng Hoàng, thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Hay còn được gọi là Chùa Tam Giáo.

Chùa Bổ Đà có lịch sử hình thành như thế nào?

Theo tài liệu lịch sử  gi lại, vào thời vua Lê Dụ Tông, có vị quan tên Phạm Kim Hưng. Sau khi cáo lão từ quan, ông đã đến vùng đất Bổ Đà để xây dựng chùa, làm nơi đào tạo cho các tín đồ phật giáo, lập nên phái Lâm Tế.

Cảnh quan Chùa Bổ Đà
Cảnh quan Chùa Bổ Đà

Đôi nét cơ bản về chùa cổ Bổ Đà

  • Nơi đây được xem là Trung tâm Phật giáo lớn tại Việt Nam.
  • Chùa Bổ Đà là ngôi chùa cổ xưa được xây dựng từ thời Lý vào thế kỷ XII, với cấu trúc ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ bé, sau nhiều giai đoạn dần dần chùa được xây dựng phát triển thêm.
  • Nơi đây là vùng đất thờ Phật thiêng liêng, vẫn còn gìn giữ được những nét nguyên bản của kiến trúc Việt cổ. Khác hẳn với kiến trúc của những ngôi chùa đã được trùng tu phục dựng lại khác hiện nay tại Việt Nam.
  • Tại ngôi chùa này ngày nay vẫn còn có nhiều cổ vật giá trị và di sản Hán nôm quý giá được gìn giữ.
  • Chùa Bổ Đà được công nhận hai kỷ lục Phật giáo Việt Nam: là ngôi Chùa có vườn tháp lớn nhất và là ngôi chùa có Bộ mộc bản ván in kinh Phật bằng gỗ cổ nhất .
  • Chùa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2016.
  • Tại chùa có cấp giữa bộ kinh phật  khắc trên gỗ được xem là bộ kinh Phật cổ nhất.
  • Nhiều thế kỷ qua, Chùa Bổ Đà vừa là nơi thờ Phật, vừa là nơi tập trung của các tăng ni phật tử .
  • Chùa được xây dựng bằng nguên vật liệu chủ yếu là gạch nung, tiểu sành, ngói.
  • Bức tường bao quanh chùa được làm hoàn toàn từ đất, mang kiến trúc cổ xưa đặc sắc.

Để hiểu hơn về không gian lịch sử nơi đây, xin giới thiệu đến bạn cụ thể hành trình khám phá Chùa Bổ Đà.

  • Chùa cách thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang khoảng chừng 10 km.

 

Các ngôi mộ cổ
Các ngôi mộ cổ
  • Xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đi theo đường Chương Dương đến Gia Lâm vào cao tốc Hà Nội-Bắc Giang, di chuyển đến thị trấn Nếnh, thuộc huyện Ninh Khánh, tỉnh Bắc Giang. Đến đây du khách rẽ vào đường vành đai số 4 và đi khoảng 6 km nữa là đến Chùa Bổ Đà.
  • Chùa Bổ Đà không phải là một ngôi chùa đơn lẻ, mà đây  là cả một quần thể di tích bao gồm nhiều ngôi chùa lớn nhỏ như: Chùa Cổ Bổ Đà Sơn, An Tám Đức, chùa Tứ Ân Tự và hệ thống đền thờ uy nghiêm như đền thờ Đức Thánh Hoá.
  • Tổng quan toàn quần thể chùa Bổ Đà có tổng diện tích 51.784m2, chia làm ba khu: vườn, khu nội tự chùa và vườn tháp .

Khuôn viên vườn chùa

Cổng chùa vào vườn được lát bằng đá theo kiến trúc của thời Nguyễn với đặc trưng là gác vuông.

Trong vườn chùa có một điều hiếm thấy ở các phái phật tử khác là tại đây có đặt tháp mộ các vị sư ni và sư tăng. Tại đây các vị tăng ni, thiền sư thường trồng các loại cây ăn quả khác nhau, cùng nhiều loại rau màu theo mùa.

 

Tường xây bằng đất
Tường xây bằng đất

Khu nội tự gồm Chùa Tứ Ân, Am Tam Đức, Chùa Cao, Ao Miếu

  • Chùa Tứ Ân: là ngôi chùa chính, được xây dựng theo lối kiến trúc đặc biệt. Từ thời vua Lê Hiển Tông, nhân dân trong vùng và các vị sư tăng cùng nhau xây dựng. Chùa có tên Tứ Ân với ý nghĩa các Phật tử phải biết ơn trời, ơn đất, ơn cha mẹ.  Kiến trúc chùa có tám cửa ra vào, được thiết kế theo hình chữ Lục, hình ảnh này tượng trưng cho bát quái. Cấu trúc chùa gồm 16 khối kiến trúc nối liền thông nhau, cùng với 92 gian tạo nên  hệ thống một dãy các các tòa nhà liên hoàn.

Ở đây có đầy đủ nhà tổ, nhà pháp, nhà khách, nhà bếp, nhà trai, nhà soạn, nhà hành lang, nhà ga và tòa Tam Bảo. Tòa Tam Bảo có kiến trúc hình chữ đinh, dài 12 m rộng 7,7 m và bao gồm có 5 gian. Tòa Thiên Đường được lợp ngói, tường ốp gạch, nền lát gạch vuông, có chiều dài 2,4 m và rộng 1 m với 7 gian. Ở đây nguyên liệu được dùng lát bậc thềm là những phiến đá xanh có nhiều kích thước khác nhau.

Từ lúc lúc khởi công xây dựng cho đến nay các kiến trúc trúc của công trình chùa vẫn được giữ nguyên vị trí lúc sơ khai với không gian có vẻ u ám, tỉnh lặng, thanh vắng.

Trong chùa Tứ Ân hiện đang cất giữ hơn 40 pho tượng cổ quý giá từ thời nhà Lê, nhà Nguyễn để lại. Còn có nhiều bia đá, hoành phi, câu đối, chuông đồng cùng những pho tượng có giá trị văn hoá Nho giáo, Đạo giáo cổ xưa đậm chất tính ngưỡng dân gian của người dân bản xứ. Ở đây kho tàng Hán Nôm được lưu giữ bằng nhiều loại hình khác nhau.

Cách phân bổ cấu trúc của Chùa Tứ Ân khác hoàn toàn so với các ngôi chùa thờ Phật ở các nơi khác. Chùa vừa là nơi đào tạo các tăng ni vừa là nơi tu hành của các vị thiền sư thuộc phái Lâm thế trong vùng.

  • An Tam Đức: ngôi chùa này cũng được xây dựng vào thời vua Lê Hiến Tông cùng lúc với Chùa Tứ Ân. An Tâm Đức với ý nghĩa mong rằng các tăng nhi phật tử tại chùa sẽ tu hành được ba đức tính: ân đức, trí đức và đoạn đức. Tại chùa Tam Đức hiện đang thờ vị tổ có tên Như Thị, là người có công lớn trong việc khai hoang xây dựng và phát triển Chùa Bổ Đà.
  • Chùa Cao: theo tài liệu lịch sử ghi lại chùa Cao được xây dựng từ thời nhà Lý. Lúc mới xây dựng ảnh chùa chỉ là một gian nhỏ, xây dựng đơn giản bằng đất, mái lợp tranh. Được nhân dân trong vùng gọi với cái tên dân giả là Chùa Bổ. Sự tích Chùa gắn liền với một vị tiều phu tên Bổ hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng.
  • Ao Miếu: là nơi thờ vị Thạch Tướng quân. Được xây dựng bằng những khối đá lớn  giữa ao Thạch Long. Truyện xưa truyền lại lúc giặc Man xâm lược, Thạch Tướng xin được ra trận dẹp giặc. Và ông trở về núi Phượng Hoàng sau khi giặc tan hóa rồi lên trời. Người dân nơi đây đã lập đền thờ tưởng nhớ công lao của ông.
  • Vườn tháp: Vườn tháp có khoảng 100 ngôi tháp được xây dựng theo quy luật riêng rất nghiêm ngặt. Đây được xem là một trong những ngôi cổ tự đẹp nhất, lớn nhất ở Việt Nam. Tại đây có hơn 1.000 ngôi mộ của các vị cao tăng tu hành tại chùa trải qua các thời kỳ khác nhau. Các ngôi mộ được xây thành tháp 3-4 tầng thẳng hàng, thẳng lối.

Lễ hội tại Chùa Bổ Đà

Lễ hội chùa Bổ Đà hay còn được gọi là Hội Bổ Đà được tổ chức hàng năm vào tháng 2 âm lịch. Khắp chùa rực rỡ cờ hoa, rộn ràng tiếng trống phách, người dân nô nức háo hứng đi trẩy hội.

Nô nức đi trẩy hội
Nô nức đi trẩy hội

Tại lễ hội có giao lưu văn hóa hát quan họ giữa các làng trong vùng với nhau. Có lễ tế đền Hạ là nơi thờ thánh mẫu, và lễ rước. Vào dịp này du khách các nơi đến chùa Bổ Đà để thắp hương, cúng lễ phật và được nghe kể các truyền tích về các huyền thoại cuộc sống của các nhà sư, văn hoá phật giáo.

Bạn cần chú ý các quy định của chùa Bổ Đà khi đến tham quan

  • Vì nhà chùa là chốn trang nghiêm, linh thiêng nên bạn không nên cần chọn trang phục lịch sự, kính đáo, không màu mè, phản cảm.
  • Nếu không được sự cho phép của nhà chùa Du khách không nên tự ý lấy đi các đồ vật trong chùa.
  • Không được dẫm đạp lên cỏ, hái hoa, bẽ cây hay phá tài sản trong chùa.
  • Không nên vứt rác bừa bãi, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Muốn quay phim, chụp ảnh bạn có thể xin phép ý kiến và được ban quản lý nhà chùa đồng ý.

Các gian trong Chùa Bổ Đà

Bộ kinh gỗ còn được lưu giữ
Bộ kinh gỗ còn được lưu giữ

Kết luận

Khu di tích Chùa Bổ Đà lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh cổ xưa cùng với phong cảnh trang nghiêm được thiên nhiên ban tặng khiến du khách gần xa luôn muốn một lần được đến tham quan, khám phá. Mong rằng những nét trang nghiêm, linh thiêng đó mãi được gìn giữ mãi mãi về sau.

 

Thông tin hữu ích: