Khám phá chùa Châu Thới – Ngôi chùa cổ tại Bình Dương

Written by admin

Nhắc đến Bình Dương, nhiều người sẽ nghĩ ngay đây là vùng kinh tế trọng tâm, trọng điểm, nhộn nhịp tại phía Nam. Mà ít ai biết rằng nơi đây cũng chứa rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và thú vị. Nếu bạn là một du khách thích khám phá những ngôi chùa linh thiêng thì chùa Châu Thới thực sự là điểm đến lý tưởng. Bởi đây là ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm và được mệnh danh là ngôi chùa cổ tại vùng Đông Nam Bộ. Nếu có nhã hứng, hãy đọc những tư liệu thú vị sau đây bạn nhé!

Địa chỉ của Chùa Châu Thới ở đâu?

Chùa Châu Thới ẩn mình trên ngọn núi Châu Thới xanh thẳm thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đây được xem là địa điểm non nước hữu tình giữa một cánh đồng thẳng cánh cò bay, tạo một không gian thanh tịnh, xa chốn phồn hoa đô thị. Ngôi chùa có độ cao so với mặt nước biển gần 85m, nằm lấp ló sau những hàng cây xanh thăm thẳm, điểm tô xung quanh là hồ nhân tạo. Chính vì điều nay mà ngôi chùa ngày càng được du khách thập phương lựa chọn là điểm du lịch khi về với Bình Dương.

Toàn cảnh chùa Châu Thới từ trên cao
Toàn cảnh chùa Châu Thới từ trên cao

Chỉ dẫn cách di chuyển tham quan chùa Châu Thới Bình Dương

Về khoảng cách địa lý, chùa Châu Thới cách trung tâm Sài GÒn ước chừng 30km theo hướng Đông Bắc, cũng khá là gần. Do đó, du khách có thể lựa chọn nhiều hình thức di chuyển, sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của chính mình. Theo kinh nghiệm, thì bạn có thể chọn những cách sau đây:

  • Nếu du khách lựa chọn hình thức tự di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô: Thì từ trung tâm Sài Gòn bạn men theo hướng Trường chính, vượt qua Tân Hưng Thuận, tiếp tục di chuyển theo hướng Xa lộ Đại Hàn đến Châu Thới, theo chỉ dẫn sẽ đến chùa Châu Thới thuộc xã Bình An.
  • Nếu du khách chọn phương tiện xe buýt: Bạn sẽ lựa chọn điểm xuất phát từ bến xe miền Tây, chọn tuyến số 601 điểm đến là Biên Hoà. Tiếp theo lịch trình sẽ di chuyển theo hướng Biên Hoà, ngang qua Chợ Lớn rồi đến nơi cần đến là chùa Châu Thới. Thời gian cho chuyến hành trình này là khoảng 1h30 phút.

Khi đến được địa điểm là chùa Châu Thới thì du khách có 2 hình thức để vãn cảnh chùa đó là:

  • Du khách lựa chọn hình thức đi bộ, leo gần 230 bậc thang, vừa đi vừa ngắm cảnh sắc trong suốt đoạn đường. Đây cũng là cách để tâm hồn bạn cảm thấy thoải mái, trút bỏ những suy tư phiền muộn trong cuộc sống.
  • Nếu sức khoẻ không được tốt vì phải di chuyển một quảng đường khá xa, du khách có thể chọn hình thức di chuyển bằng xe máy lên chùa.

Dù là hình thức nào thì mong muốn cuối cùng là du khách có thể vãn cảnh được chùa Châu Thới một cách hoàn hảo nhất.

Nét đẹp hoang sơ và kỳ bí của ngôi chùa lừng danh
Nét đẹp hoang sơ và kỳ bí của ngôi chùa lừng danh

Lịch sử hình thành chùa Châu Thới nổi tiếng

Theo tư liệu từ viện sử học thì chùa Châu Thới được hình thành từ năm 1612, vào khoảng thế kỷ 17. Người khai sinh ra ngôi chùa đầu tiên đó chính là thiền sư Khánh Long, cơ duyên trong một lần đi thực tế đã nhận thấy cảnh sông núi hoà quyện, đẹp nên thơ như một bức tranh, nên đã xây cất một cái am nhỏ để tĩnh tâm trong cõi lòng. Bẵng đi một thời gian, ngôi chùa được đặt với cái tên là chùa Hội Sơn và sau đó đổi tên là Chùa Châu Thới – nổi tiếng cho đến ngày nay.

Nhưng cũng xuất hiện thông tin là chùa Châu Thới được ra đời vào năm 1681, đúng sai thế nào thì mọi thứ cần được xác minh. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, đây là ngôi chùa đóng chân trên núi Châu Thới và là ngôi chùa cổ xưa nhất tính đến thời điểm hiện nay tại vùng Đông Nam Bộ.

Chùa Châu Thới có những cảnh đẹp hữu tình nào?

Khi tham quan du lịch, viếng thăm tại Chùa Châu Thới thì du khách sẽ được chiêm ngưỡng những gì? Đó chính là kiến trúc thượng tầng độc đáo. Từ trên đỉnh núi cao chót vót, du khách nhận thấy vẻ kỳ vĩ, hùng dũng và vẻ đẹp bao la rộng lớn của cảnh vật xung quanh. Là những mặt hồ trong xanh đẹp nên thơ, là những rặng cây xanh mát.

Chùa Châu Thới gồm các khu miếu thờ linh sơn thánh mẫu, khu thờ tổ, nhà chánh điện… Chùa có kiến trúc độc đáo, với phần mái được sử dụng các mảnh sứ đắp lên con rồng. Điểm nhấn của chùa Châu Thới đó chính là đỉnh gồm có tất cả 9 chú rồng đang nhìn về các hướng khác nhau. Đặc biệt, chùa núi Châu Thới Bình Dương là nơi lưu giữ tượng Quan Âm với tuổi đời hàng trăm năm và ba pho tượng Phật bằng đá cổ.

Nổi bật là tượng Phật Quan Âm cao sừng sửng
Nổi bật là tượng Phật Quan Âm cao sừng sửng

Nếu có dịp ghé thăm thưởng ngoạn chùa Châu Thới, du khách thập phương còn nghe sự tích lỳ lạ về ngôi chùa cổ hàng trăm năm này. Chắc hẳn, hướng dẫn viên du lịch sẽ kể về hòn đá trấn yểm bùa tại vị trí bậc thang số 170 khi bạn leo đến đó. Hòn đá này được ví von là vật yếm giữ cho ngôi chùa, tạo nên sự kỳ bí và lạ lùng cho nơi đây. Nếu bạn muốn kiểm chứng sự đặc biệt này, khi đến bậc thang số 170 thì hoàn toàn mất sóng di động và từ bậc thang đó lên đến tận chùa cũng sẽ có sóng.

Nguồn gốc của giai thoại ly kỳ này đó chính là khi xây dựng những bậc thang thì người thợ cần mài nhẵn, chà đá nhưng duy nhất có một hòn đá không thể mài phẳng. Dù cho những người thợ đã sử dụng cách nổ mìn nhưng hòn đá vẫn không hề thay đổi hình dạng. Từ những điều lạ lùng này, nên hòn đạ được xem là báu vật, là nơi trấn yểm của chùa Châu Thới. Trên bề mặt của hòn đá cũng được các cao nhân khắc chữ “tà lão Trung sơn”, tạm dịch là ông Tà đang bảo vệ ngôi chùa.

Khi thưởng ngoạn ngôi chùa Châu Thới, du khách được đắm mình trong không gian yên bình, văng vẳng tiếng chim hót bên tai, tiếng suối chảy róc rách. Nếu du khách đang muốn được thả hồn với khung cảnh lãng mạn, nên thơ, bỏ lại những xô bồ của cuộc sống sau lưng thì chùa Châu Thới thực sự là nơi dừng chân không thể tuyệt vời hơn.

Chùa Châu Thới – Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Như đã thông tin cho du khách ở phía trên, đây không chỉ là ngôi chùa tâm linh, ngôi chùa lâu năm mà còn mang nét độc đáo về kiến trúc với nhiều công trình tuyệt đẹp. Ngoài lựa chọn chùa Châu Thới làm điểm du lịch thì du khách còn được tham quan các công trình kiến trúc, các địa điểm vui chơi hấp dẫn khác như núi Bửu Long, suối Lồ Ồ hay chùa Tam Bảo.

Có lịch sử hình thành khá lâu đời nên ngôi chùa không tránh khỏi sự phai tàn của thời gian cũng như chiến tranh huỷ hoại những di vật nguyên thuỷ của buổi đầu sơ khai. Hiện nay, chùa có một quần thể kiến trúc khá phong phú và đặc biệt như diện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh Sơn Thánh Mẫu và còn có cả Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Bên cạnh đó, bạn còn được mặc sức chiêm ngưỡng những pho tượng được đúc bằng đồng hay đá cẩm thạch như tượng Phật, Quan Thế Âm. Ngôi chùa cũng là nơi lưu giữ ba pho tượng đá cổ và tượng Quan âm bằng gỗ mít có niên đại hàng trăm năm.

Nếu bạn là một du khách tinh tường về văn hoá, về kiến trúc chùa chiên ắt hẳn sẽ nhận ra trên hình con rồng trên mái chùa, với chiều dài hơn 1 mét được tạo thành từ nhiều mảnh gốm sứ đặc biệt, tạo nên sự tinh tế cho ngôi chùa này. Nét đặc trưng của ngôi chùa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên đài hoa sen đài các, trên tay cầm dương liễu vẫy nước cam lồ trong bình, gợi lên một sự thư thái, nhẹ nhàng, cõi thực và cõi tiên như hoà quyện vào nhau.

Nét đẹp tâm linh của chùa Châu Thới
Nét đẹp tâm linh của chùa Châu Thới

Dù ngôi chùa trải qua nhiều giai đoạn tôn tại, nâng cấp nhưng vẻ đẹp kiến trúc ngày xưa vẫn được lưu giữ, bạn sẽ cảm nhận mọi thứ đẹp như tiên cảnh. Đi giữa trời mây, giữa không gian trầm mặc, phảng phất tiếng chuông chùa ngân vang, dù bạn có mạnh mẽ đến đâu cũng khiến lòng mình chùng xuống, thả nhẹ theo mấy gió, với trời mây, với tiếng ngân vang này. Để rủ bỏ mọi muộn phiền, âu lo, mệt mỏi…

Cũng chính mang nét tâm linh, trầm mặc và kỳ bí mà chùa Châu Thới thu hút du khách thập phương đến đây tham quan và du ngoạn, nhất là mỗi dịp lễ tết, hay vào ngày cuối tuần. Và chắc hẳn, trong tương lai không xa, ngôi chùa sẽ được biết đến nhiều hơn và nổi tiếng hơn rất nhiều.

Khi tham quan du lịch tại Chùa Châu Thới, du khách quan tâm điều gì?

Khi tham quan, viếng thăm ngôi chùa linh thiêng Châu Thới, du khách gần xa cần bỏ túi những lưu ý sau đây:

  • Không nên ăn mặc phản cảm, hở hang hay loè loẹt. Trang phục phù hợp là kín đạo, nhẹ nhàng, nhã nhặn để tôn lên nét uy nghiêm, trầm mặc vốn có của ngôi chùa.
  • Khi cúng dâng lên chùa, du khách chỉ nên cúng đồ chay và hoa quả bánh trái, không nên dâng hương đồ mặn. Và tất nhiên, phải được sự hướng dẫn của nhà chùa để mọi thứ được sắp xếp có tổ chức.
  • Hãy mang một tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái, vứt bỏ mọi âu lo phiền muộn khi tham quan nhà chùa. Đừng để những gánh nặng khiến bạn trở nên u buồn.
  • Phải tuân thủ quy định của nhà chùa đó là không nên lấy, đụng chạm bất kỳ đồ vật nào trong chùa.
  • Hãy vút rác đúng quy định để đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp
  • Không nên dẫm đạp lên phong cảnh xung quanh của nhà chùa.
  • Nếu bạn muốn chụp ảnh, quay phim làm kỷ niệm thì nên có sự đồng ý của nhà chùa
  • Luôn đi nhẹ, nói khẽ để đảm bảo không gian thanh tịnh nơi đây
Lưu ý khi tham quan chùa Châu Thới
Lưu ý khi tham quan chùa Châu Thới

Kết bài

Chùa Châu Thới – một ngôi chùa cổ linh thiêng tại Bình Dương đã và đang được du khách thập phương chọn là điểm đến tâm linh hiện nay. Mong rằng, những thông tin thú vị mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có được hành trang cũng như kiến thức để tham quan du lịch nơi đây. Chúc bạn có chuyến đi thật vui và ý nghĩa.

Thông tin hữu ích: