Chùa Giác Lâm ngôi chùa cổ kính giữa lòng Sài Gòn

Written by admin

Chùa Giác Lâm một địa điểm tâm linh thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước khi tới thăm Tp.HCM. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, kiến trúc cổ kính vô cùng ấn tượng và thưởng thức nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn xung quanh chùa. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về ngôi chùa này để du khách có được những trải nghiệm đáng nhớ nơi đây.

Chùa Giác Lâm nằm ở đâu?

Chùa này còn được gọi là chùa Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm, được xây dựng tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa cổ nhất Tp.HCM và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1988. Cách di chuyển đến chùa Giác Lâm:

  • Chùa được tọa lạc tại vị trí đắc địa, nơi có khả năng kết nối giao thông thuận tiện nên du khách có thể dễ dàng di chuyển tới đây để tham quan.
  • Nếu lựa chọn các phương tiện cá nhân, du khách có thể sử dụng Google Maps để tra cứu địa chỉ đến chùa tại 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nếu lựa chọn phương tiện công cộng, du khách có thể đi xe bus số 38, xuất phát từ THCS Vân Đồn ( Hoàng Diệu, phường 8, quận 4).
Chùa được tọa lạc tại vị trí đắc địa, nơi có khả năng kết nối giao thông thuận tiện
Chùa được tọa lạc tại vị trí đắc địa, nơi có khả năng kết nối giao thông thuận tiện

Lịch sử chùa Giác Lâm

Chùa được xây dựng vào năm 1744 đời chúa Nguyễn Phúc Khoát do cư sĩ Lý Thụy Long quyên tiền xây dựng. Ban đầu khi mới xây dựng chùa có tên là Sơn Can, về sau được gọi là Cẩm Sơn. Ngoài ra chùa còn được gọi theo tên của người đã quyên tiền xây dựng là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long tên riêng là Cẩm và làm nghề đan đệm để bán. Đến năm 1774 chủ trì chùa Từ Ân là thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc đã cử đệ tử của mình là thiền sư Viên Quang về trụ trì chùa và đổi tên thành chùa Giác Lâm.

Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa là trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và Nam Bộ. Đến thời trụ trì của thiền sư Minh Khiếm ( 1873) chùa không chỉ là nơi đào tạo về kinh, luật mà còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật,… Giai đoạn từ 1939 – 1945 chùa được trung tư, sửa chữa. Đây cũng là nơi trú ẩn của nhiều nhà hoạt động cách mạng. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1988.

Chùa Giác Lâm được xây dựng vào năm 1744 đời chúa Nguyễn Phúc Khoát
Chùa Giác Lâm được xây dựng vào năm 1744 đời chúa Nguyễn Phúc Khoát

Kiến trúc độc đáo chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm không chỉ thu hút du khách bởi lịch sử phát triển lâu đời mà còn thu hút bởi lối kiến trúc đặc trưng độc đáo. Vì vậy nơi đây ngày càng thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan.

Kiến trúc của chùa

Giác Lâm là ngôi chùa có lối kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc hình chữ Tam của chùa Nam Bộ. Ba dãy nhà ngang được thiết kế xây dựng nối liền với nhau, bố cục gồm 3 phần: Chính diện, giảng đường và nhà trai. Chùa khi mới xây dựng không có cổng tam quan, mãi đến năm 1955 cổng này mới được xây dựng, mặt quay về hướng Nam, nằm sát đường Lạc Long Quân. Hai bên cột trụ được chạm khắc câu đối bằng chữ Hán.

Mái chùa Giác Lâm

Mái chùa Giác Lâm được thiết kế theo hình bánh ít, lối kiến trúc đặc trưng của Nam Bộ mang đến cảm giác gần gũi, dân dã cho du khách khi tới tham quan. Mái của chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Phía trên đỉnh mái du khách sẽ cảm nhận được sự trang nghiêm, cung kính qua hình ảnh “ lưỡng long tranh châu”.

Khu chính điện

Khu chính diện của chùa được xây dựng theo phong cách truyền thống một gian hai chái với 4 cột chính gọi là tứ trụ. Trong khu chính diện gồm có các khu:

  • Hệ thống hơn 56 cây cột to hơn vòng tay người ôm có màu nâu sẫm, Trên cột là các câu đối công phu được chạm khắc một cách tỉ mỉ,m kĩ lưỡng.
  • Điện thờ phật có 3 bàn được sắp xếp theo thứ tự trong cao ngoài thấp lần lượt là bàn Di Đà, bàn Hội Đồng, bàn Tam Bảo. Mỗi bàn được bài trí một cách khác nhau nhưng vẫn thể hiện được sự tôn nghiêm.
  • Đỉnh tường với hơn 6000 đĩa trang trí, đây là điều đặc biệt nhất của chùa này. Những đĩa này chủ yếu là đĩa nung được làm từ lò gốm lái Thiêu ( Bình Dương), bên cạnh đó một số đĩa có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc.
Khu chính diện của chùa được xây dựng theo phong cách truyền thống
Khu chính diện của chùa được xây dựng theo phong cách truyền thống

Bên sau chính điện

Sau chính điện là bàn thờ nhà tổ, nơi thờ các vị trụ trì của chùa Giác Lâm, đối diện bàn thờ tổ là bàn thờ Phật: Chuẩn Đề, A Di Đà và Thập Điện Diên Vương,.. Sau gian thờ Tổ và khu vực giảng đường, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng hay lễ hội lớn được tổ chức trong chùa. Trước chùa là bảo tháp xá lợi được xây dựng từ năm 1970 và hoàn thành năm 1994 với 7 tầng hình lục giác cao 32,70m, diện tích hơn 600m2.

Chùa có 119 pho tượng được làm bằng các chất liệu khác nhau như: Gỗ, đồng, xi măng,…Trong đó có rất nhiều pho tượng nổi tiếng như: Tượng Thích Ca bằng gỗ, tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng,… Bên cạnh đó chùa còn lưu giữ nhiều công trình chạm khắc gỗ vô cùng ấn tượng như: 23 bao lam chạm rộng, 23 bức hoành phi, 85 câu đối thếp vàng công phu,….Tất cả tạo nên một chùa Giác Lâm với những giá trị trị nghệ thuật cao.

Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Giác Lâm

Là nơi để lễ Phật, Giác Lâm là ngôi chùa thường xuyên được lựa chọn để tổ chức các lễ nghi lớn của thành phố. Vì vậy nếu có ý định đến tham quan chùa du khách nên lựa chọn đến vào các dịp lễ lớn như: Lễ Phật Đản, lễ Phật Tử,… Vì đến vào những thời điểm này du khách không chỉ được tham quan nét đẹp cổ kính của chùa với thiết kế độc đáo mà còn được tìm hiểu các kiến thức về Phật học.

Bạn cũng có thể cầu an, cầu sức khỏe cho gia đình, bạn bè và cảm nhận không khí náo nhiệt của lễ hội nơi đây. Nếu không đến được các dịp lễ hội, chùa còn có rất nhiều các hoạt động tín ngưỡng đặc biệt, vì vậy du khách có thể đến để trải nghiệm lễ cưới tại chùa, lễ xin chữ,….Hay nếu thành tâm hướng Phật du khách có thể đăng ký khóa tu ở chùa để nghe thuyết giảng về Phật.

Không chỉ được tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử mà đến tham quan chùa Giác Lâm du khách còn được thưởng thức nhiều món chay ngon, hấp dẫn mang thương hiệu riêng của nhà chùa như: cơm tấm, bánh mì chay, bánh ướt chay. Ngoài ra tại khu vực quanh chùa, duy khách còn được thưởng thức nhiều món ăn mang đặc trưng riêng của Sài Gòn.

Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Giác Lâm
Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Giác Lâm

Những lưu ý khi tham quan chùa Giác Lâm

Chùa là địa điểm tâm linh, nơi thờ cúng nên khi tham quan du khách cần lưu ý một số điều sau:

  • Du khách phải ăn mặc kín đáo, phù hợp, không nên ăn mặc lòe loẹt hay những trang phục gây phản cảm.
  • Đến chùa du khách có thể chuẩn bị các lễ vật để cúng tùy tâm của mỗi người.
  • Chùa là nơi thờ cúng nên rất yên tĩnh, vì vậy du khách cần phải nhẹ nhàng, nói khẽ hạn chế việc cười đùa gây ảnh hưởng tới những người xung quanh.
  • Để bảo vệ khuôn viên chùa cũng như môi trường xung quanh du khách không được vứt rác bừa bãi.
  • Không trèo lên các tượng Phật để chụp ảnh.
Những lưu ý khi tham quan chùa Giác Lâm
Những lưu ý khi tham quan chùa Giác Lâm

Lời kết

Là ngôi chùa cổ kính với nhiều năm tuổi, chùa Giác Lâm sở hữu lối kiến trúc độc đáo cũng thiết kế vô cùng ấn tượng giúp nơi đây thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan. Nếu có cơ hội đến với Sài Gòn du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan trải nghiệm ngôi chùa hấp dẫn này.

Thông tin hữu ích: