Chùa Hà địa điểm nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Hà Nội

Written by admin

Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của thủ đô, chẳng biết từ khi nào nơi đây trở thành chốn linh thiêng về những mối lương duyên của những người trẻ. Vậy chùa này ở đâu, thờ ai? Hãy cùng tìm hiểu về ngôi chùa này qua những chia sẻ sau đây.

Chùa Hà ở đâu?

Chùa Hà hay còn được gọi là Thánh Đức Tự  được xây dựng dưới thời Lý Thánh Tông trên phố cùng tên tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa này đến nay vẫn giữ được nét thiết kế cổ kính với các khu vực riêng biệt như: Cổng Tam quan 2 tầng, Tiền đường, Thượng điện, tam bảo.

Cách di chuyển tới chùa Hà

Ngôi chùa này nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 7km, giao thông tới đây vô cùng thuận lợi, do đó du khách có thể di chuyển dễ dàng đến ngôi chùa này.

  • Du khách muốn đến tham quan ngôi chùa này có thể di chuyển bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy. 
  • Nếu là khách du lịch lần đầu tơi với Hà Nội bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển tới ngôi chùa này như: Taxi, xe bus, Grab,…để tránh bị lạc đường.
  • Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn có thể di chuyển theo các tuyến 07, 20A, 24. Tuy nhiên để tránh xuống nhầm bến bạn nên hỏi rõ lái xe hoặc phụ xe điểm cần xuống.
Chùa Hà hay còn được gọi là Thánh Đức Tự  được xây dựng dưới thời Lý Thánh Tông
Chùa Hà hay còn được gọi là Thánh Đức Tự  được xây dựng dưới thời Lý Thánh Tông

Chùa Hà thờ ai?

Chùa được thiết kế, xây dựng thành các khu riêng biệt với những ban thờ Phật và thờ Thánh Mẫu. Hiện nay chùa đang thờ rất nhiều các vị phật như: Đức Thánh Hiền, Đức Ông và tam tòa Thánh Mẫu. Theo quan niệm dân gian đây đều là những vị thần mang đến may mắn, bình an, tài lộc và tình duyên trọn vẹn cho con người. Vì vậy đến chùa du khách không chỉ cầu sức khỏe, công danh sự nghiệp mà còn cầu tình duyên, mong muốn có đôi có cặp.

Để thuận tiện cho du khách cũng như người dân địa phương có thể đến hành hương, lễ bái, các ban của chùa được sắp xếp thành các khu riêng. Ngay bên cạnh chùa là Đình Bối Hà, nơi thờ thành hoàng làng Triệu Chí Thành, người đã có công trong việc đánh đuổi giặc Lương, bảo vệ đất nước. Do đó sau khi dâng hương, tham quan xong chùa xong du khách có thể sang bên đây để thắp hương.

Thời gian mở cửa

Những ngày thường chùa chỉ mở cửa từ sáng đến 6h tối, vì vậy nếu có đến tham quan chùa du khách nên đi lễ vào ban ngày. Tuy nhiên đối với các ngày rằm, mùng 1 chùa sẽ mở cửa với thời gian muộn hơn chút để du khách cũng như nhân dân có thể kịp tới hành lễ, dân hương cầu may mắn, tài lộc, bình an cho gia đình mình.

Những ngày thường chùa chỉ mở cửa từ sáng đến 6h tối
Những ngày thường chùa chỉ mở cửa từ sáng đến 6h tối

Lịch sử hình thành chùa

Chùa Hà hay còn được gọi là Thánh Đức Tự được xây dựng vào cuối những năm 900 sau công nguyên ( cuối thời Lê). Người xưa kể rằng vua Lý Thánh Tông 42 tuổi vẫn chưa có con, sau đó ông đã đến cầu tự ở một số ngôi chùa thuộc khu vực Dịch Vọng như: Chùa Hậu, chùa Bối Hà. Sau đó thái tử Lý Càn Đức được hạ sinh. Ban đầu chùa được xây dựng bằng gạch vồ và lợp lá gồi đơn sơ nên người dân nơi đây còn gọi chùa này là chùa Vồi.

Đến năm 1680 2 người buôn bán ở làng Thể Bắc Giang tại kinh thành Thăng Long xưa và cùng bà con nhân dân địa phương quyên góp để xây dựng lại chùa với những viên gạch và mái ngói đỏ tươi và được đổi tên thành chùa Hà. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước, đến ngày nay chùa vẫn lưu giữ được các hiện vật cũng như nét kiến trúc cổ xưa.

Thực hư câu chuyện cầu duyên tại chùa Hà

Chùa Hà vẫn được biết đến là nơi cầu duyên rất linh thiêng nên được rất nhiều bạn trẻ thường xuyên lui tới. Không phải ngẫu nhiên mà ngôi chùa này lại được nhiều người đồn thổi như vậy. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp đi lễ chùa về khoảng 30 ngày sau hoặc lâu hơn thì tìm được người yêu. Hay có những người sau khi chia tay vẫn vấn vương người cũ đi chùa cầu xin đã quay lại và kết duyên cùng nhau.

Những câu chuyện như vậy được lan truyền từ người này tới người kia, qua thế hệ này đến thế hệ khác lâu dần càng có nhiều người tìm đến chùa để xin cầu tình duyên.Việc đi chùa cầu duyên, cầu an là tốt, tuy nhiên không nên quá đặt nặng vấn đề xin được tình duyên hay không, mà mỗi người hãy sống thật tốt, chăm làm việc thiện thì tự khắc duyên sẽ tới.

Chùa Hà vẫn được biết đến là nơi cầu duyên rất linh thiêng
Chùa Hà vẫn được biết đến là nơi cầu duyên rất linh thiêng

Lễ cúng cần chuẩn bị khi đi chùa Hà

Chùa là nơi thờ Phật và các vị Phật, đây đều là những người tu hành đắc đạo nên người đi lễ không cần chuẩn bị những món đồ mặn như giò, chả, heo quay,.. Khi đi chùa, bạn chỉ cần tâm hướng thiện và không cần chuẩn bị lễ quá cầu kì. Nên chuẩn bị một mâm ngũ quả, chai nước suối, hương, hoa, tiền vàng,…

Kinh nghiệm đi chùa Hà cầu duyên

Khi đi cầu duyên hay thắp hương lễ phật bạn không nên tới chùa quá muộn, chùa sẽ thường mở cửa từ 6h sáng đến 6h30 chiều. Nếu ngày rằm, mùng 1 hoặc ngày lễ có thể đóng cửa muộn hơn. Khi đi lễ, bạn cần chuẩn bị 3 mâm lễ tại 3 ban:

  • Ban Tam Bảo bạn chỉ cần chuẩn bị 1 thẻ hương, bánh kẹo, hoa tươi, nến, hoa quả và sớ. Không cần tiền vàng hay những món mặn vì ban này thờ Phật.
  • Ban Đức Ông cần chuẩn bị: Tiền vàng, rượu, chè thuốc, đồ mặn ( xôi, giò, cút rượu), sớ. Hoặc bạn cũng có thể soạn lễ như bộ lễ ở ban Tam bảo nhưng có thêm tập tiền vàng.
  • Bàn thờ Mẫu: 5 bông hồng, tiền, vàng, trầu, cau, bánh, kẹo, sớ để cầu duyên.

Khi vào chùa, bạn sẽ sắp xếp để dâng lễ lên tường ban theo thứ tự:  ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ tam tòa Thánh Mẫu. Sau khi dâng lễ xong, tiến hành thắm hương theo thứ tự: lư hương, ban thờ Đức Ông, ban thờ Tam Đảo, ban thờ Đức Thánh Hiền, ban thờ Mẫu. Mỗi ban thờ thắp 1 nén hương và vái 3 vái.

Sau khi thắp hương xong bạn sẽ khấn lễ tại các ban theo thứ tự: Cầu công danh tài lộc ở ban Đức Ông, cầu bình an ở ban Tam Bảo và đến ban thờ Đức Thánh Hiền. Sau khi khấn lễ xong bạn vái 3 vái ở tượng  2 vị hộ pháp bên phải và 2 vị thập nhị diêm vương ở bên trái.

Khi đi cầu duyên hay thắp hương lễ phật bạn không nên tới chùa quá muộn
Khi đi cầu duyên hay thắp hương lễ phật bạn không nên tới chùa quá muộn

Những lưu ý khi đi cầu duyên tại chùa Hà

Khách vãng lai cần lưu ý một số điều sau khi đến điểm tâm linh này:

  • Chùa là chốn linh thiêng nên khi đi chùa bạn cần ăn mặc nghiêm túc, kín đáo, không nên hở hang, sexy. Tốt nhất bạn nên mặc quần dài, áo dài tay có cổ, nếu mặc váy phải mặc dài quá đầu gối.
  • Khi làm lễ bạn phải thành tâm khấn xin các vị thần phật ban duyên cho mình. Các bạn nên cầu gặp đúng người có tài, có đức, vị tha và chung thủy với mình.
  • Phần lễ không cần quá cầu kỳ, đơn giản là được nhưng phải thành tâm.
  • Chùa Hà vốn là nơi thanh tịnh, vì vậy để không ảnh hưởng đến những người xung quanh cũng như không gian thanh tịnh nơi cửa chùa bạn nên để điện thoại ở chế độ rung, không để chuông.
  • Khi khấn vái không khấn quá to làm ồn ào đến những người xung quanh.
  • Khi đi cầu duyên bạn nên lựa chọn những ngày lành, đặc biệt là ngày rằm hoặc mùng 1. Tuy nhiên vào những ngày này chùa thường rất đông nên việc làm lễ cũng gặp chút khó khăn.
  • Chùa chỉ linh thiêng với những người chưa tìm được tình duyên của mình. Nếu bạn đã có gia đình hay ý chung nhân khi đến chùa chỉ nên cầu bình an, tài lộc và may mắn cho gia đình và những người thân của mình.
Chùa chỉ linh thiêng với những người chưa tìm được tình duyên của mình
Chùa chỉ linh thiêng với những người chưa tìm được tình duyên của mình

Kết luận

Như vậy trên đây là toàn bộ những thông tin về chùa Hà, một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của Hà Nội. Nếu có ước nguyện về tình duyên hay cầu mong may mắn, tài lộc cho gia đình mình bạn có thể đến ngôi chùa này.

Thông tin hữu ích: