Chùa Hàm Long của tỉnh Bắc Ninh vốn rất nổi tiếng với khá nhiều điều “kỳ bí”. Thế nên, ngôi chùa nhỏ bé này đã thu hút được rất nhiều du khách ghé thăm hàng năm. Bài viết này, chúng ta khám phá chi tiết hơn về sự kỳ bí của chùa, đặc điểm kiến trúc, cung đường di chuyển cũng như những lưu ý mà du khách nhất định phải biết khi ghé thăm nơi đây.
Địa chỉ của Chùa Hàm Long
Dù ngôi chùa này rất nổi tiếng ở Bắc Ninh nhưng với nhiều người từ các địa phương khác thì địa chỉ của chùa vẫn còn là một bí ẩn. Chùa Hàm Long Bắc Ninh được nhắc đến nhiều nhất với tin đồn là nơi nhốt “trùng” lớn nhất toàn quốc. Chùa nằm tại thôn Thái Bảo, thuộc xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh của tỉnh Bắc Ninh. Đến với thành phố này, chỉ cần các bạn hỏi người dân về Chùa Hàm Long, hầu hết mọi người đều biết rõ và có thể hướng dẫn bạn cách di chuyển.
Về khoảng cách địa lý, Chùa Hàm Long cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Nếu tính từ thủ đô Hà Nội thì cách khoảng 40km. Với khoảng cách đó, du khách từ Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận hoàn toàn có thể du lịch, khám phá ngôi chùa chỉ trong một ngày. Ngôi chùa cổ kính này được xây dựng ngay cạnh sườn đồi, được che phủ bởi khá nhiều cây xanh nên môi trường mát mẻ, trong lành và vô cùng yên bình.
Ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi đẹp thơ mộng nhưng lại nổi tiếng là ngôi chùa cắt trùng và là ngôi chùa nhốt vong lớn nhất tại nước ta. Khi đến tham quan quang cảnh chùa, chúng ta còn được ngắm nhìn nhiều bức tượng Phật cực kỳ đẹp mắt, tìm hiểu về kiến trúc cổ và thế giới tâm linh rất nhiều huyền bí trong các giai thoại kỳ diệu.
Hướng dẫn di chuyển đến chùa Hàm Long
Sườn đồi che chắn cùng với những cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi càng làm cho không gian chùa thêm cổ kính, huyền bí. Hàng năm, ngôi chùa này liên tục đón tiếp du khách từ khắp 4 phương cùng về tham quan, khám phá.
Nếu các bạn muốn di chuyển đến Chùa Hàm Long có thể tham khảo cung đường ngắn và đơn giản nhất như sau: Từ Hà Nội, chúng ta xuất phát theo Quốc Lộ 1, gặp Quốc Lộ 18, chúng ta rẽ vào đó. Di chuyển tiếp tục đến khi đi đến Công ty Kính Nổi thì chạy xe chậm dần, khoảng 2km sau chúng ta sẽ hỏi người dân đường đến Chùa Hàm Long.
Còn nếu như bạn có điện thoại thông minh, kết nối được với ứng dụng bản đồ thì chỉ cần định vị vị trí hiện tại của mình và xác định điểm đến là ngôi chùa. Hệ thống dữ liệu sẽ tìm tuyến đường phù hợp, ngắn nhất dành cho bạn. Cách thức này đang được áp dụng thường xuyên, nhất là với các phượt thủ đi nhiều cung đường, đi du lịch, khám phá trong nhiều ngày.
Lịch sử hình thành chùa Hàm Long
Có khá nhiều tư liệu nói về ngôi chùa cổ này, các tư liệu lưu tại chùa cũng nói đến lịch sử hình thành rất đáng kinh ngạc. Theo đó, ngôi chùa đã được xây dựng từ năm 1115, thời điểm mà ngành kiến trúc ở Việt Nam chưa có gì nổi trội. Vì thế mà ngôi chùa cũng được xây dựng khá đơn sơ. Chùa được xây vào thời Lý, quản lý bởi Hòa Thượng Trịnh Thập có pháp danh là Như Trừng Lân Giác.
Ngôi chùa này có tên là Hàm Long bởi có sự che chắn của núi Thần Long tại phường Nam Sơn. Ngọn núi đó như một án thư có nhiệm vụ che chắn cho ngôi chùa và công trình này cũng được xây dựng giữa các ngọn núi Kỳ Lân, núi Rùa, núi Phụng Hoàng. Tất cả bao bọc lấy ngôi chùa như muốn bảo vệ, che chở đời đời.
Theo quan niệm của các nhà phong thủy xưa, chùa Hàm Long được xây dựng ở vị thế có phong thủy rất tốt. Mảnh đất này hội tụ đầy đủ Long, Ly, Quy, Phụng. Vì thế mà ý nghĩa tâm linh của ngôi chùa càng được người dân đề cao.
Đặc điểm kiến trúc Chùa Hàm Long
Như đã nói, Chùa Hàm Long có vị thế cực kỳ đặc biệt, xung quanh chùa đều là những ngọn núi bao bọc, tạo ra phong thủy có đầy đủ sự góp mặt của Long, Ly, Quy, Phụng. Theo như tịch cổ thì đây là vùng đất rất đáng quý và xứng đáng để làm nơi xây dựng chùa chiền. Muốn lên được chùa, chúng ta cần men theo một con đường bậc đá, điều đáng nói là không gian xanh mát, dù có leo bậc nhưng du khách không hề cảm thấy khó chịu vì được bóng của những cây cổ thụ ngàn năm che phủ.
Hiện tại, trong chùa vẫn giữ nguyên vẹn được nhiều bức tượng Phật từ gần ngàn năm trước. Cùng với đó là 14 ngôi tháp mộ cổ đã được xây dựng từ thời nhà Trần, thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn. Đáng nói đến nhất chính là pho tượng cổ Phật Thích Ca có độ cao lên đến 2.1m, tượng Hoàng Hậu Mây cao 1.58m, tượng Anan và Ca Diếp cao 1.86m. Mỗi bức tượng đều được điêu khắc tinh tế, khéo léo đến từng chi tiết.
Không gian cổ kính, u tịch và màu sắc phong rêu của thời gian thu hút du khách thập phương ghét đến thăm chùa rất đều đặn. Du khách đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ xưa của chùa mà còn cầu may mắn, cầu bình an, nghe về các giai thoại ly kỳ liên quan đến ngôi chùa.
Những điều kỳ bí về ngôi Chùa Hàm Long
Ít ai nghĩ được rằng một số du khách đến với Chùa Hàm Long với mục đích là để “nhốt trùng”, “nhốt vong”. Ngôi chùa này nổi tiếng với rất nhiều điều huyền bí. Tương truyền, bên trong chùa có ngọn tháp Cứu Sinh và một ngọn tháp Như Trừng Lân Giác đã được xây dựng kể từ thời nhà Lý.
Người dân truyền tai nhau rằng đây là điều sẽ chỉ đường, dẫn lối cho các vong linh siêu thoát nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, trong chùa còn có một bộ kinh Thập nguyện, một bộ ván được các cao tăng khắc phù giải. Mọi người cho rằng yếu tố này có thể hóa giải trùng tang thật sự hiệu quả.
Chùa Hàm Long Bắc Ninh nhốt vong
Người dân ở đây cũng như nhiều người trên toàn quốc đều tin rằng Chùa Hàm Long có thể “nhốt trùng” bởi vì đây là nơi mà Hòa thượng Trịnh Thập (Pháp danh Như Trừng Lân Giác) đã tu tập. Ý nghĩa tâm linh của ngôi chùa được mọi người đề cao và cực kỳ tin tưởng.
Chùa Hàm Long được dân gian cho là nơi có khả năng “nhốt trùng” vì ngôi chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác. Khi sinh thời, bất cứ ai cũng lo sợ về cái chết liên tục diễn ra trong một gia đình. Mọi người cho rằng đó là hiện tượng trùng tang, người đã mất muốn người còn sống đi theo mình.
Ở chùa có hai ngọn tháp, mọi người tin rằng ở đó sẽ giúp mọi người “nhốt vong”, giúp cho người chết siêu thoát về miền cực lạc. Như thế, hiện tượng trùng tang sẽ được xóa bỏ và mang lại một cuộc sống yên bình cho mọi người.
Về bản chất “nhốt vong” không phải là giam cầm linh hồn của ai đó mà là dùng kinh kệ hồi hướng để vong hồn đó được siêu sinh, không vương vấn với trần gian nữa. Ở Chùa Hàm Long có nhiều cao tăng nhưng tên tuổi của Thiền sư Dương Không Lộ là nổi tiếng nhất. Vì thế, tên tuổi của ngôi chùa càng thêm nổi tiếng.
Lá bùa hình người để “trấn vong”
Người người còn nói rằng ở Chùa Hàm Long có khả năng “trấn vong” rất tốt nhờ vào lá bùa hình người. Du khách thập phương đổ về đây cầu khấn vận may và cũng nhiều du khách đã hy vọng đến chùa sẽ có thể tìm hiểu về lá bùa hình người dùng để “trấn vong” nổi tiếng.
Lá bùa này có hai mặt, một bên là hình mặt Phật và một bên là chữ Nho. Còn một loại nữa làm bằng các loại giấy màu, quấn thành hình người và mỗi chiều có độ cao khoảng 3cm. Tương truyền nói rằng loại bùa này dùng để ngăn chặn các linh hồn lang thang gây ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình.
Ngoài ra, khi mang bùa bên mình, mọi người còn có sức khỏe, bình an và may mắn. Điều cần lưu ý là người đến Chùa Hàm Long “trấn vong” phải đeo lá bùa đó suốt 3 năm, Chỉ đến khi được phép tháo bỏ thì mới đạt được hiệu quả.
Một số lưu ý khi tham quan Chùa Hàm Long
Trong quá trình bạn đến thăm Chùa Hàm Long, bạn sẽ phải tuân thủ các quy tắc nhà chùa đưa ra. ngoài ra, chúng ta cũng phải tự có ý thức để trở thành một du khách văn minh.
Trang phục phù hợp
Chùa Hàm Long là nơi tín ngưỡng, là nơi linh thiêng nên chúng ta phải mặc trang phục thật phù hợp, kín đáo. Chúng ta không nên mặc các bộ đồ có phần hở hang, phản cảm. Nếu bạn mặc váy thì hãy chọn những chiếc váy kín phần ngực, nếu có cổ càng tốt. Còn chân váy phải dài qua đầu gối.
Hạn chế chụp ảnh ở Chùa Hàm Long
Mặc dù ở chùa không cấm cản chúng ta chụp ảnh nhưng mà đây là nơi để chúng ta tịnh tâm, cầu bình an, tận hưởng vẻ đẹp nên hãy thành tâm thay vì mải mê chụp ảnh. Trong quá trình chụp ảnh, rất có thể bạn sẽ làm ảnh hưởng đến người xung quanh và các thầy trong chùa.
Không tùy ý động chạm vào đồ vật trong chùa
Ở trong Chùa Hàm Long có rất nhiều tượng Phật cũng như các đồ vật mang giá trị lịch sử. Do đó, chúng ta tuyệt đối không được tùy tiện chạm tay hoặc di chuyển đồ vật ở đây. Chúng ta cũng hạn chế đốt vàng mã để không làm ảnh hưởng tới không khí trong lành ở chùa.
Bảo vệ cây cối, môi trường
Ở chùa có rất nhiều cây cối, nhất là các cây cổ thụ lớn, tuổi đời hàng ngàn năm. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ cây cối cũng như môi trường. Tuyệt đối không bẻ cành, hái hoa hay khắc chữ lên thân cây cổ thụ. Việc làm đó sẽ khiến cho cây cối ở đây bị tàn phá nặng nề.
Không ồn ào
Môi trường yên tĩnh của ngôi chùa chính là điều tạo nên nét đặc trưng và văn hóa chùa chiền. Do đó mà du khách phải cố gắng giữ gìn trật tự, tránh gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới mọi hoạt động trong chùa.
Chùa Hàm Long là một điểm đến chúng ta nên ghé thăm để tham quan cũng như cầu may mắn và mong được “trấn vong”, “nhốt trùng”. Đến với ngôi chùa, bạn sẽ được hít thở bầu không khí trong lành là tận hưởng cảnh đẹp cổ kính, rêu phong của dấu ấn thời gian.