Chùa Liên Hoa – Thánh địa linh thiên tại Quy Nhơn

Chùa Liên Hoa – địa điểm du lịch linh thiêng tọa lạc tại vùng đất Quy Nhơn, Bình Định. Nếu bạn là một du khách yêu thích văn hóa tâm linh, tin vào những tín ngưỡng và phong tục thì khi đến với Bình Định bạn không nên bỏ qua việc viếng thăm ngôi chùa Liên Hoa của vùng đất anh hùng này. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị tại đây nhé!

Chùa Liên Hoa nằm ở đâu?

Chùa Liên Hoa hiện tọa lạc tại Dốc Ông Phật, Đường Bùi Thị Xuân, Phường Bùi Thị Xuân, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. Du khách có thể tìm kiếm thông tin và đường di chuyển đến địa điểm này bằng các thiết bị di động một cách dễ dàng.

Vị trí chùa Liên Hoa
Vị trí chùa Liên Hoa

Lịch sử hình thành của chùa

  • 1960 – 1975: Đời sống kinh tế lúc này được tăng cao kéo theo nhu cầu hưởng thụ và tín ngưỡng. Chính quyền sở tại cho xây dựng một ngôi chùa có tên là Liên Hoa để nhân dân ở trong vùng làm nơi thờ cúng, lễ Phật và cầu nguyện cho những người lính, những người anh hùng đã hi sinh.
  • Sau năm 1975: Chùa Liên Hoa đang thuộc sự quản lý của quân đội Ngụy quyền nên được liệt vào danh sách chiến lợi phẩm quân sự, không có người chủ trì và theo năm tháng, ngôi chùa dần bị lãng quên, đổ nát mặc dù đã được yêu cầu sửa chữa nhưng không được chấp thuận. Tháng 9 – 2009 dưới sự ảnh hưởng của cơn bão Ketsana Chùa Liên Hoa đã bị sập đổ gần như hoàn toàn.
  • 2000 – 2002: Với sức ép xin tu bổ, sửa chữa lại công trình. UBND Tỉnh Bình Định chấp thuận chuyển Chùa Liên Hoa từ phường Bùi Thị Xuân về vị trí mới tại Dốc Ông Phật như bây giờ.
  • Từ năm 2002 đến nay: Ngôi chùa đã được nhiều biết đến. Chùa Liên Hoa dần trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.

Kiến trúc của chùa Liên Hoa

Thiết kế kiến trúc của Chùa Liên Hoa mang một nét cách tân, hiện đại, cảnh quan xung quanh chùa sinh động, đẹp mắt. Tuy nhiên ngôi chùa vẫn giữ được tính cổ điển, tâm linh và trang nghiêm của kiến trúc chùa chiền.

Cổng Tam Quan của chùa

Điểm nhấn đặc biết khi đến Chùa Liên Hoa là nét đẹp rực rỡ của cổng Tam Quan, mang nét hán tự với cốt cách “Rồng Việt”. Cổng Tam Quan của chùa Liên Hoa có hai tầng mái kép xếp dọc, kết hợp giữa mái chữ nhật và khung dáng hình vòm cách điệu. Trên cổng có khắc hình tượng rồng ở giữa mái và các ở góc mái, có hình rồng ngậm long châu. Hai cột của cổng khắc 2 câu đối viết bằng hán tự vàng nổi bật trên nền đỏ.

Lối dân vào cổng Tam Quan tại chùa
Lối dân vào cổng Tam Quan tại chùa

Các pho tượng tại chùa Liên Hoa

Chùa Liên Hoa có rất nhiều pho tượng Phật đẹp, linh thiêng cùng kích thước lớn nhỏ khác nhau. Tại trung tâm của chùa Liên Hoa là tượng Phật Thích Ca tọa thiền trên đài sen. Phía sau tượng là hình ảnh rồng vàng 9 đầu, thể hiện sức mạnh, an lành và trí tuệ. Tượng Phật Bà đang đứng trên đài sen cao màu trắng sứ, phía bên dưới là hình ảnh của các thần thú đang đứng và ngồi chầu.

Bên trong hòn non bộ, ở trung tâm chính giữa là bức tượng phật Bà Quan Âm lớn đang đứng trên đài sen. Những hòn non bộ khác, là hình ảnh các tượng Phật Vàng tọa thiền. Chùa Liên Hoa còn có cả bức tượng Phật Nhập Niết Bàn đang nằm khoan thai bằng sứ trắng. Ngoài ra, ngôi chùa có rất nhiều các bức tượng Phật sơn son vàng khác nhau đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Ở các chân tượng đều có lư hương lớn hoặc nhỏ để mọi người có thể dâng hương, khấn bái và cầu nguyện.

Các pho tượng tại chùa Liên Hoa
Các pho tượng tại chùa Liên Hoa

Chánh điện Chùa Liên Hoa

Sau khi vượt qua cổng Tam Quan, đi qua pho tượng Phật Bà, leo lên các bậc thang và lễ bái các vị thần, Phật, bạn sẽ đến chánh điện. Chánh điện chùa Liên Hoa là tòa nhà lớn có thiết kế vững chắc và đẹp mắt bởi nó được đầu tư công phu về kết cấu và tính thẩm mỹ.

Đứng tại chánh điện nhìn ra phía trước là hình ảnh Đức Phật Di Lặc đang cười an tịnh. Xung quanh chánh điện là cây xanh, tạo nên một không gian tươi mát, trong lành và thiên nhiên hơn. Vào bên trong chánh điện là không gian phòng thờ cúng thoáng rộng, linh thiêng. Khi bước vào đây bạn có thể cảm nhận được cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhàng và thoải mái.

Khuôn viên chùa Liên Hoa

Chùa Liên Hoa có khuôn viên đủ rộng, xây dựng theo mô hình con dốc, có vùng cao, vùng thấp. Ở phía cuối của khuôn viên là một khoảng không gian riêng dành cho các tăng ni. Bên trong chùa trồng nhiều cây. Đặc biệt là một cây bồ đề lớn, cổ xưa rất linh thiêng.

Di chuyển đến chùa Liên Hoa

Đối với những cư dân sinh sống gần xung quanh ngôi chùa thì việc di chuyển đến chùa là một việc dễ dàng. Đối với những người ở những vùng lân cận, những người mới đến chùa Liên Hoa lần đầu có thể đến đây bằng 1 trong 2 cách sau:

Đến chùa Liên Hoa bằng ô tô, xe công cộng

Bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện, hình thức khác nhau để đến chùa Liên Hoa: thuê xe taxi, tự lái ô tô, đi xe buýt công cộng,… Gợi ý tuyến xe buýt đến chùa cho bạn: Tuyến xe buýt T2: Quy Nhơn – Phú Tài – Phước Mỹ. Giá vé: 8000 đồng/ lượt. Nếu di chuyển bằng ô tô thì bạn nên tham khảo hướng dẫn đường đi từ những người trước, hoặc tra cứu đường đi dựa trên định vị của Google Map.

Di chuyển đến chùa Liên Hoa
Di chuyển đến chùa Liên Hoa

Đến chùa Liên Hoa bằng xe máy

Nếu bạn muốn tự điều khiển xe máy đến chùa Liên Hoa từ thành phố của Bình Định thì đi theo hướng dẫn.

  • Cách 1: Chạy dọc theo hướng Tây Bắc và đến đường Trần Hưng Đạo, tiếp tục đi về phía Đống Đa vào Hùng Vương sau đó rẽ trái vào xóm Lá – Âu Cơ – Quốc lộ 1A. Bạn đến được ngôi chùa Liên Hoa.
  • Cách 2: Bạn cũng chạy dọc theo hướng Tây Bắc và đến đường Trần Hưng Đạo, tiếp tục đi về phía Đống Đa, rẽ trái vào Điện Biên Phủ, tiếp theo rẽ phải vào Tây Sơn – QL1D. Chạy theo vòng xuyến đi vào xóm Lá – Âu Cơ – QL1A, đến chùa Liên Hoa.

Khi di chuyển bằng ô tô hay xe máy bạn phải kiểm tra hành lý kỹ càng trước khi xuất phát và đồng thời tuân thủ luật giao thông. Lúc cần thiết có thể hỏi thăm đường những người dân xung quanh hoặc sử dụng sự trợ giúp của Google Map.

Lưu ý khi đi lễ chùa Liên Hoa

Không chỉ ở Chùa Liên Hoa, khi đến bất kỳ ngôi chùa nào bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn mặc những trang phục đơn giản, gọn gàng nhưng vẫn nghiêm trang và lịch sự (tránh diện các mốt thời trang “thiếu vải” hay quá lố).
  • Không gây ảnh hưởng đến lợi ích của chùa, của các Phật tử.
  • Chú ý đến hành vi ứng xử của mình, không nói tục, không gây gổ hay sử dụng những ngôn từ khó nghe, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Lưu ý khi đi lễ chùa Liên Hoa
Lưu ý khi đi lễ chùa Liên Hoa
  • Không tự ý chụp ảnh, quay phim  hoặc đi vào những khu vực khi chưa được cho phép.
  • Tắt nguồn hoặc bật chế độ yên lặng đối với những thiết bị công nghệ điện tử khi thực hiện lễ Phật, nói chuyện với các sư thầy.
  • Không mang, ăn uống thực phẩm mặn tại chùa. Tuyệt đối không được dâng lễ mặn khi cúng bái, cầu nguyện.
  • Bạn nhớ kiểm tra, tự giữ gìn tư trang (giày dép, áo khoác,…) cẩn thận khi vào chùa và khi thực hiện lễ nghi đông người, tránh việc cầm nhầm, lạc mất đồ…

Kết luận

Như vậy qua bài viết trên chúng tôi đã trình bày những thông tin sơ lược cần biết về địa điểm này. Nếu bạn có nhu cầu du lịch tại những nơi đất thánh, tâm linh hoặc đơn giản là đến để cầu nguyện, cúng viếng, làm công quả,… thì chùa Liên Hoa là điểm đến mà bạn không nên bỏ qua. Hi vọng bạn sẽ có những phút giây thanh tịnh, thoải mái tại chùa Liên Hoa.

Thông tin hữu ích: