Hàng năm vào ngày mùng 10 tháng giêng người dân Thành phố Hồ CHí Minh thường đổ về chùa Chùa Ngọc Hoàng để vía thần Tài lấy may mắn, cầu an. Chùa Ngọc Hoàng Quận 1 được xem là nơi lưu giữ nhiều điều linh thiêng bí ẩn của Sài Gòn. Chùa nổi tiếng là ngôi chùa cầu con, cầu duyên linh thiêng không chỉ đối với người dân TP Hồ Chí Minh mà còn được lan truyền nổi tiếng khắp nước. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin về Chùa Ngọc Hoàng qua bài viết sau đây nhé.
Lịch sử hình thành xây dựng Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng vốn có tên là Điện Ngọc Hoàng, được cho xây dựng vào đầu thế kỷ XX, bởi một người Trung Quốc có tên Lưu Minh. Ông bỏ tiền ra xây dựng tạo lập chùa vừa để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế vừa làm nơi hội kín của các phật tử. Vì vậy chùa có một vẻ đẹp khác lạ hơn các ngôi chùa khác ở Việt Nam. Ở đây có sự linh thiêng, yên tĩnh bí ẩn thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan, hành hương.
Đến năm 1982 chùa được giao lại cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp quản, đổi tên thành ” Phước Hải Tự”. Nhưng người dân nơi đây vẫn thường quen gọi là Chùa Ngọc Hoàng, vì theo tín ngưỡng người Hoa trong chính điện chùa thờ Ngọc Hoàng.
Vị trí Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại địa chỉ tại tại số 73 đường Mai Thị Lựu, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Vị trí chùa tách biệt với trung tâm thành phố.
Kiến trúc xây dựng của chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng có lối kiến trúc giống như các đền chùa chùa ở Trung Hoa với đặc trưng được trang trí nhiều màu sắc rực rỡ nhưng vẫn mang nét cổ kính. Chùa được xây bằng gạch, mái được lợp bằng ngói âm dương, bờ nóc, góc mái được trang trí bằng những bức tượng bằng gốm nhiều màu sắc. Các tác phẩm nghệ thuật trong chùa đều được làm bằng gỗ, gốm, và giấy bồi. Như các bức tranh thờ, Hương án, tượng thờ,…
Diện tích của Chùa Ngọc Hoàng rộng 2.300m2. Chùa có một ngôi miếu nhỏ, phía trước miếu có đặt một bức tượng Hộ Pháp. Khuôn viên chùa rộng lớn có một bể cá và một bể rùa đủ loại. Thường cá bà rùa nơi đây là do người dân đến làm lễ cầu nguyện xong thả lại vào bể.
Trong Chùa Ngọc Hoàng có ba toà tháp lớn: Toà Chánh Điện, Tiền Điện và Trung Điện. Chánh điện để thờ Ngọc Hoàng cùng các thiên bình thiên tướng.
Trong chùa thờ thánh mẫu Trung Hoa cùng 12 Bà mụ. Đây là vị thánh trông coi việc sinh nở vì vậy người dân thường đến đây câù nguyện về con cái. Người nào đang mang thai mong muốn cho đứa bé chào đời I bình an hạnh phúc may mắn. Người nào chưa có con đến đây Thành Tâm cầu nguyện sớm có con bồng cháu bế. Thật linh thiêng, mọi tâm nguyện ấy của người dân hầu hết đều được toại nguyện. Người người truyền tai nhau về sự linh thiêng này làm cho ngôi chùa ngày càng thu hút.
Mang đặc trưng của phong tục chùa người Trung Quốc nên trong chùa có các thần linh trong tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa như: Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Thổ Địa, Thiên Lôi, Hà Bá, Thành Hoàng…. Các phó tượng thờ ở đây đều được điêu khắc bằng gỗ rất đẹp.
Cổng Tam Quan chùa được thiết kế xây dựng bởi những nét uốn lượn hình sóng nước nổi bật bằng hình ảnh hai con rồng.
Thời điểm thích hợp ghé thăm chùa Ngọc Hoàng
Thời gian thích hợp để du khách đến tham quan, khấn viếng Chùa Ngọc Hoàng là vào khoảng đầu năm đến rằm tháng Giêng, lúc này không khí đông vui tấp nập, nhà chùa tổ chức làm nhiều lễ. Nhưng nếu bạn muốn yên tĩnh, không chen chúc xô lấn có thể đến vào thời điểm khác.
Thời gian chùa Ngọc Hoàng mở cửa
Để phục du khách tham quan và người dân đến lễ viếng, Chùa mở cửa từ 7h sáng đến 18h chiều mỗi ngày, riêng các ngày 30, mùng 1 và rằm 14, 15 chùa mở cửa từ 5h sáng đến 19h tối.
Bạn cần nắm rõ thời gian chùa mở cửa để tránh mất thời gian, tiện cho chuyến tham quan của mình nhé
Sự linh thiêng bí ẩn của chùa Ngọc Hoàng
Chùa cầu con: Chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn nổi tiếng khắp Việt Nam của sự linh thiêng về cầu nguyện đường còn cái. Các cặp vợ chồng hiếm muộn đến đây cầu nguyện ở đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Khi thực hiện lễ cầu con, người dân sẽ được đeo vào tay một sợi chỉ đỏ mang ý nghĩa như sợi dây kết nối tâm duyên.
Nếu muốn khấn có con trai thì treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, còn nếu khấn nguyện có con gái thì treo sợi chỉ vào bên trái. Rồi xoa vào bụng Bà mụ bà cái và xóa vào bụng mình bà cái. Lễ khấn cầu con rất đơn giản tùy tâm của người câù khấn. Để tạ lễ cảm ơn sau khi toại nguyện người dân quay lại chùa mang hoa quả, trái cây đến cúng tạ Mẹ, khi đầy tháng con mang lễ đến cúng một lần nữa.
Chùa Ngọc Hoàng rất linh nghiệm phù hộ cho người dân sống thật thà, thật tâm cầu nguyện. Vì vậy ngoài Chánh điện thờ Ngọc Hoàng, thì Điện thờ Thánh Mẫu là một trong những nơi được người dân nơi đây cùng du khách thập phương ghé thăm nhiều nhất không chỉ vào dịp lễ tết mà ngay cả những ngày bình thường.
Chùa cầu duyên: Chùa Ngọc Hoàng còn nổi tiếng linh thiêng về cầu tình duyên. Theo chia sẽ lại của người dân, những người đã có ý chung nhân của mình nhưng duyên chưa tới không thể thành đôi khi đến đây thành tâm thắp hương vái khấn tên mình và tên người mình thầm thương, rồi sờ vào tượng Ông Tơ Bà Nguyệt se duyên, nguyện vọng sẽ được đáp ứng.
Lễ vía thần Tài Tài tại chùa Ngọc Hoàng
Ngày mùng 10 tháng giêng, tải điện thờ thần Tài trong chùa Ngọc Hoàng ( TP Hồ Chí Minh), người người đến đến đến đây thắp hương, khấn vái cầu làm ăn phát đạt, sức khỏe bình an an cho gia đình. Sau lễ cúng, người dân thường xoa tay vào mặt tượng ngựa với hy vọng mong muốn một năm mới ” Mã đáo thành công”. Nhà chùa sẽ phát lại lộc cho mỗi người dân đi lễ.
Cầu bình an sức khoẻ
Người dân thường đến Chùa Ngọc Hoàng cầu nguyện về sức khoẻ ở điện thờ Phật Dược Sư. Vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm chùa mở lễ vía Ngọc Hoàng, trong lễ này cũng là dịp bạn Phước cho người dân.
Những địa điểm danh du lịch gần chùa Ngọc Hoàng khi bạn đến Thành phố Hồ Chí Minh
Khi đến Thành phố Hồ Chí Minh tham quan Chùa Ngọc Hoàng, bạn cũng có thể đến gần đó tham quan: Dinh Độc Lập, Nhà Thờ Đức Bà, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ, Chợ Bến Thành, Tòa nhà Landmark 81 tầng.
Du khách cần lưu ý khi đến tham quan Chùa Ngọc Hoàng
Chùa phật vốn là nơi linh thiêng nên khi đến đây tham quan bạn cần chú ý về trang phục của mình: an mang lịch sự, gọn gàng. Không nên mang váy ngắn, trang phục phản cảm. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến vẻ trang nghiêm của chùa.
Khi đến Chùa Ngọc Hoàng, để khấn cầu nguyện bạn nên thành tâm, không cười cợt chế giễu thần thánh linh thiêng.
Du khách nếu không có sự cho phép của nhà chùa thì không được tùy ý chạm vào các đồ vật trong chùa. Không được lấy cắp bất thứ tài sản gì của nhà chùa mang đi.
Trong khuôn viên chùa, du khách chú ý không được dẫm đạp lên cỏ, hái bẻ cắt cây, không được phá hoại bàn ghế của nhà chùa.
Du khách cần đảm bảo an toàn vệ sinh chung, đi vệ sinh đúng chỗ, đúng nơi quy định. Không được rứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh không làm ô nhiễm môi trường.
Khi muốn quay phim, chụp ảnh bạn cần xin phép ban quản lý nhà chùa, nếu được đồng ý cho phép mới làm.
Kết luận
Hy vọng những thông tin chia sẽ trên sẽ hữu ích cho các bạn muốn có một hành trình khám phá Chùa Ngọc Hoàng sắp đến. Chúc các bạn có một hành trang may mắn và bình an.