Chùa Pháp Hoa – Đất Phật an yên giữa lòng thành phố

Written by admin

Giữa thành phố hoa lệ và tất bật, có một điểm đến đưa người ta về với sự thanh bình, yên tĩnh từ sâu tâm hồn – chùa Pháp Hoa, được mệnh danh là “đất Phật giữa lòng Sài Gòn”. Đây là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà bạn nên một lần ghé thăm nếu có dịp đến với Sài thành, bởi vẻ đẹp giản dị đủ giúp người ta tạm gác những ưu tư, muộn phiền lại phía sau.

Tìm hiểu sơ lược về chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa đã nằm yên bình theo dòng chảy lịch sử trong suốt gần 100 năm, tọa lạc ngay khu trung tâm thành phố. Chùa sở hữu lối kiến trúc đặc trưng, thường xuyên tổ chức các lễ hội độc đáo và là một trong những cái nôi nhà Phật mà nhiều du khách phương xa tụ hội về.

Chua-phap-hoa
Chùa Pháp Hoa sở hữu cảnh sắc thơ mộng và hoa lệ bên bờ kênh Nhiêu Lộc

Địa chỉ chùa Pháp Hoa ở đâu?

Chùa Pháp Hoa hiện nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, gần cầu Lê Văn Sỹ. Địa chỉ cụ thể tại 870 đường Trường Sa, phường 14, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, vô cùng thuận tiện trong việc di chuyển và ghé thăm. 

Lịch sử hình thành chùa Pháp Hoa như thế nào?

Chùa Pháp Hoa đã được xây dựng nên từ năm 1928, với lối kiến trúc khá đơn giản. Sau các giai đoạn lịch sử khác nhau, vượt qua những thăng trầm cùng biến cố trong chiến tranh, chùa nhiều lần được trùng tu vào các năm 1932, 1965, 1990 và gần nhất là 1993 cho đến nay.

Chua-phap-hoa-tho-mong
Chùa Pháp Hoa hiện là di tích lịch sử thu hút rất nhiều du khách thập phương

Cho đến năm 2015, chùa Pháp Hoa đã chính thức được vinh danh là di tích lịch sử và trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong địa phận thành phố nhờ sự linh thiêng và kiến trúc đặc trưng của mình. 

Di chuyển đến chùa Pháp Hoa như thế nào?

Vì vị trí chùa Pháp Hoa nằm ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nên việc di chuyển cũng trở nên vô cùng dễ dàng. Dù cho bạn là dân bản địa hay khách du lịch, thì đều có thể tham khảo một số phương tiện di chuyển phổ biến như sau:

  • Xe máy
  • Xe ôm công nghệ
  • Xe ô tô 
  • Taxi truyền thống/Taxi công nghệ
  • Xe bus

Nếu di chuyển từ chợ Bến Thành, bạn tiếp tục đi dọc theo đường Trương Định, khi gặp đường Kỳ Đồng thì rẽ phải, đi thẳng và rẽ trái ở Trần Quốc Thảo. Sau đó, bạn đi tiếp khoảng 1km nữa thì rẽ phải vào Trường Sa và đi khoảng thêm 500m nữa là tới chùa Pháp Hoa.

Chùa Pháp Hoa mở cửa từ 6h đến 11h30 vào buổi sáng, từ 13h30 đến 21h vào buổi chiều. 

Kiến trúc đặc trưng của chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa hiện lên sừng sững và đầy tráng lệ bên dòng kênh Nhiêu Lộc. Đứng từ xa nhìn ngắm, bạn cũng có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng và bình yên của điểm du lịch tâm linh này.

Chua-phap-hoa-tphcm
Kiến trúc của chùa Pháp Hoa rất đặc trưng và độc đáo

Lối kiến trúc của chùa Pháp Hoa đậm chất truyền thống Việt Nam, với các tượng phật đều được những nghệ nhân lành nghề nhất tỉ mỉ tạo nên từ gỗ mít. Đặc biệt, phần mái đao được lấy cảm hứng từ kiến trúc của Văn miếu Quốc Tử Giám. 

Phần lối vào được bao trùm bởi bóng cây và hoa phong lan tươi tốt, mang lại sự nhẹ nhàng và bình yên ngay từ khi vừa đặt chân đến. Ngoài ra,  đi dần vào bên trong chùa, bạn sẽ bắt gặp một khoảng sân ngập tràn cây cối tươi tốt, điểm thêm sự mát dịu cho khuôn viên chùa.

Phần chính điện của chùa gồm nhiều gian khác nhau, mỗi gian thờ một vị Phật. Cạnh bên khu chính điện cao rộng còn có 2 dãy nhà 3 tầng để lưu giữ sổ sách, tổ chức hội họp trong chùa, hoặc làm phòng nghỉ cho các tăng ni.

Khong-gian-chua-phap-hoa
Không gian chùa Pháp Hoa được bao bọc bởi cây xanh tươi tốt và thoáng mát

Tầng trệt là khu giảng đường, nơi những tín đồ Phật giáo đến để nghe thuyết pháp hoặc hành lễ. Không gian giảng đường rộng rãi, thoáng mát, cửa chính luôn mở rộng để đón tiếp khách thập phương.

Chùa Pháp Hoa thuộc hệ Bắc tông nên cũng sở hữu những đặc trưng riêng trong kiến trúc như: cổng tam quan, sân chùa, phần chánh điện và hành lang. Tuy nhiên, nhìn chung thì diện tích chùa khá hạn chế do nằm ngay tại khu trung tâm thành phố.

Vẻ lung linh của chùa Pháp Hoa khi về đêm

Chùa Pháp Hoa khi về đêm hiện lên với một vẻ đẹp lộng lẫy khó cưỡng, tựa như một toà thành nguy nga ngập trong ánh đèn đủ sắc màu, vừa mang đến cảm giác huyền bí, lại không kém phần hoa lệ, khác hẳn với vẻ khiêm nhường của ban ngày.

Chua-phap-hoa-ve-dem
Chùa Pháp Hoa phô bày vẻ tráng lệ và lung linh mỗi khi màn đêm buông xuống

Nhiều người ví chùa Pháp Hoa chính là đóa hoa sen, bởi hoa sen luôn đẹp nhất mỗi khi đêm về. Hơn thế, chùa còn có tên gọi khác là Lotus Temple, nhằm ghi dấu vẻ đẹp tựa đóa sen của nơi này.

Lễ hội Phật Đản hoành tráng tại chùa Pháp Hoa

Là một điểm đến quen thuộc của những tín đồ Phật giáo, chùa Pháp Hoa cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội nhà Phật khác nhau. Nhưng đặc biệt và gây ấn tượng nhất, hẳn phải kể đến lễ Phật Đản thường niên, được tổ chức vào tháng 4 âm lịch.

Vào ngày lễ Phật Đản, khuôn viên chùa và dọc theo con kênh sẽ được treo đầy những đèn lồng nhiều hình dạng vô cùng lấp lánh. Nhìn từ phía đối diện kênh Nhiêu Lộc, bạn sẽ thực sự bất ngờ với vẻ đẹp đầy sắc màu tựa như tiên cảnh của nơi đây.

Cau-phuc-o-chua-phap-hoa
Chùa Pháp Hoa là điểm đến quy tụ nhiều phật tử vào dịp lễ Phật Đản

Bên cạnh đó, hoạt động dâng lễ, cầu phúc cũng như thả hoa đăng diễn ra vào ngày lễ này thu hút rất nhiều khách thập phương tham gia, cùng nhau tạo nên một không gian ấm áp và rực rỡ đầy ý nghĩa, khiến bất kỳ một ai có dịp đi ngang đều phải nán lại chiêm ngưỡng.

Những lưu ý nên biết khi tham quan chùa Pháp Hoa

Tuy chùa Pháp Hoa được xem là điểm du lịch nổi tiếng tại Sài thành, nhưng cũng có một số quy tắc riêng cần tuân thủ, nhằm đảm bảo giữ gìn sự an tĩnh nơi cửa Phật cũng như là trọn vẹn nhất cho chuyến viếng thăm của bạn.

  • Nếu bạn mong muốn chìm đắm vào không gian lung linh, huyền ảo thì nên ghé chùa vào buổi đêm, khi phố lên đèn.
  • Hạn chế ghé chùa vào thời điểm lễ tết, lễ hội nếu cần một không gian thực sự thanh tịnh, ấm áp.
  • Vị sư trụ trì chùa Pháp Hoa rất nổi tiếng trong việc bói toán, bạn có thể tham khảo thử.
  • Bạn cần tìm hiểu về thời gian mở cửa, tuyến đường và cách thức đi trước khi quyết định viếng thăm.
  • Những vật dụng trong nhà chùa không nên tùy ý đụng chạm hoặc mang về ngà mà không xin phép.
  • Giữ trật tự trong khuôn viên chùa, tránh nói to hoặc làm ồn gây ảnh hưởng không gian thanh bình của chùa.
  • Nếu bạn muốn quay phim hoặc chụp ảnh để lưu giữ kỉ niệm thì nên hỏi xin từ trước.
  • Nên mặc quần áo nghiêm chỉnh, lịch sự, không nên mặc áo quần quá bó hoặc quá hở, gây phản cảm khi viếng thăm cảnh chùa.
  • Không tùy tiện vứt rác bừa bãi hoặc giẫm lên hoa cỏ, gây ảnh hưởng đến cảnh quan chùa.
  • Hạn chế để chuông điện thoại khi tham quan cảnh chùa, đặc biệt là vào lúc chuẩn bị thắp hương hay lễ phật.
  • Giữ tâm bình an và lòng thanh tịnh khi đến viếng chùa, những lời ước nguyện của bạn sẽ được lắng nghe và được thành toàn.
Vieng-tham-chua-phap-hoa
Nên nắm những lưu ý trước hành trình viếng thăm chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa mang trong mình giá trị về mặt lịch sử và văn hoá sâu sắc, là di sản tinh thần của thành phố cũng như người dân nơi đây. Hiện nay, chùa còn là điểm hội tụ của nhiều quý phật tử từ khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là vào ngày lễ tết. Nếu bạn có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác và mong muốn tìm kiếm một nơi an yên để lắng lòng sau những xô bồ, thì đừng bỏ qua địa điểm này nhé! 

Thông tin hữu ích: