Chùa Tây Phương – Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo tại Việt Nam

Written by admin

“Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?”

Trên đây là một đoạn trích trong bài Thơ “Các vị La hán Chùa Tây Phương” của Nhà thơ nổi tiếng Huy Cận, được ông sáng tác sau một lần đến vãn cảnh chùa.

Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà  Nội) một ngôi chùa cổ xưa, nổi tiếng có bộ tượng Phật giáo để lại từ thời Tây Sơn được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015. Nhưng hiện nay sau nhiều năm không được sửa sang, nâng cấp kiến trúc chùa hiện đang xuống cấp trầm trọng.

Chùa Tây Phương hay còn gọi là chùa Tây, có tên tiếng Hán là “Sùng Phúc Tự”.Chùa đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Tổng quan về Chùa Tây Phương
Tổng quan về Chùa Tây Phương

Lịch sử hình thành xây dựng chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương có lịch sử lâu đời, chùa được khởi công xây dựng vào thời nhà Mạc khoảng từ thế kỷ VI-VII.

Khoảng đến những năm 30 đầu thế kỷ XVII chùa được tu sửa lại với lối kiến trúc hoa văn trang trí đặc trưng phong cách nghệ thuật thế kỷ XVI-XVII.

Đến thời vua Lê Thần Tông năm 1632, chùa được trùng tu tôn tạo với quy mô lớn hơn. Các công trình mới được xây dựng như Thượng điện Hậu cung.

Đến thời Tây Đô Vương Trịnh (năm 1657-1682) chùa cũ bị phá dỡ hoàn toàn và xây dựng lại chùa mới.

Đến thời nhà Tây Sơn  (năm 1794), chùa tiếp tục được đại trùng tu với kiến trúc còn giữ đến ngày nay,lấy tên mới là Chùa “Tây Phương Cổ Tự”.

Đường đến tham quan chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương nằm cách Thành phố Hà Nội khoảng 45km,tại huyện Thạch Thất, thuộc vùng ngoại ô.

Bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc  bắt xe buýt tại bến xe hoặc dọc đường.

  • Tuyến xe buýt: Bạn có thể chọn tuyến xe buýt số 74 xuất phát từ bến xe Mỹ đình, hoặc tuyến xe buýt số 2 xuất phát từ đường Bác Cổ, và bến xe buýt số 19 xuất phát từ đường Trần Khánh Dư.
  • Lịch trình tự đi bằng xe máy, hoặc ô tô cá nhân: vào đại lộ Thăng Long, vào Đường Cách mạng Tháng 8 đến địa phận Thị trấn Quốc Oai, ra đường 80 đi tiếp, đến ngõ Chùa Am, thuộc xã Thạch Xá.

Giá vé tham quan chùa Tây Phương

Giá vé chung của khách du lịch đến tham quan chùa Tây Phương là 10000₫/người. Bạn rất bất ngờ bởi giá vé này phải không, nó quá rẻ cho một tour trải nghiệm Chùa Tây Phương.

Khám phá nét độc đáo Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương một ngôi chùa cổ có lịch sử niên đại ngàn năm. Chùa có hai cổng một cổng nằm chân núi và một cổng ở trên đỉnh núi, được kết nối với nhau bằng hệ thống 237 bậc thềm, mỗi bậc đều được lát bằng đá ong vô cùng độc đáo.

Chùa Tây Phương được xây dựng gồm ba dãy nhà: Bái đường, Chính điện và Hậu cung. Ba nếp nhà này được xây dựng song song đối diện nhau.

Cấu trúc mỗi nếp được thiết xay dựng gồm có hai tầng mái và hệ thống tường củ mỗi nếp được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung đỏ, loại gạch từ làng Gốm Bát Tràng nổi tiếng.

Hệ thống các cột kèo làm bằng gỗ đều được kê lên những đá tảng xanh trong và được  khắc lên những hình cánh sen tô điểm làm nổi bật thêm.

Mái đình cổ kính của Chùa Tây Phương
Mái đình cổ kính của Chùa Tây Phương

Mái ngói tại chùa được lợp theo lớp ngói trên và dưới. Mái trên có mép được in hình lá bồ đề nổi lên trong rất hài hoà, mái dưới được thiết kế theo hình vuông, được sơn màu ngũ sắc, tượng trưng cho màu áo cà sa .

Hai bên diềm mái của các tòa nhà được làm bằng gỗ và có những nét chạm trổ tinh xảo .

Trên mái chùa được gắn nhiều con giống được đúc từ đất nung.

Đầu đao mái thì được in nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng, đầy đủ hình ảnh ấn tượng.

Kiến trúc đặc sắc đó tạo nên một khung cảnh chùa hoành tráng , thoáng đãng, phù hợp không gian yên tĩnh nơi cửa Phật.

Chùa Tây Phương còn là nơi tập trung nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc được chạm trổ, phù điêu và tạc tượng có giá trị.

Xung quanh chùa nơi nào cũng có các kiến trúc bằng gỗ được chạm trổ tinh xảo, thể hiện sự tài ba của các nghệ nhân làm ra chúng, đó là những nghệ nhân của làng mộc truyền thống Chàng Sơn Làng thuộc xứ Đoài, một làng nghề mộc lâu đời và có tiếng.

Hiện tại trong khuôn viên chùa phân bố đặt 64 pho tượng khắp nơi. Mỗi bức tượng đều được làm từ gỗ mít, sau khi tạc hình cẩn thận được sơn lên lớp son thếp vàng. Có pho tượng được làm cao hơn cả kích thước người thật với chiều cao 3m như: pho tượng Kim Cương và Hộ pháp. Mỗi pho tượng này đều có nét phúc hậu, trang nghiêm .

279923292 392140446166607 1242717332401606797 n
Tượng phật tại chùa Tây Phương

Hệ thống 64 pho tượng ở chùa Tây Phương

Hiện taị 64 pho tượng được bố trí đều xung quanh chùa Tây Phương, bao gồm: Bộ tượng Tam Thế Phật có niên đại đầu thế kỷ 17.

  • Bộ tượng đức Phật A-di-đà, Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.
  • Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích ca .
  • Tượng A Nan và Ca Diếp đứng hai bên tượng Tuyết Sơn .
  • Tượng đức Phật Di lặc, tượng trưng cho thế giới cực lạc
  • Tượng Văn thù Bồ Tát
  • Tượng Phổ Hiền Bồ Tát
  • Tượng Bát bộ Kim Cương
  • Bộ tượng 18 vị La HánTượng , hình mẫu chân dung các cụ già Việt Nam, với thân hình gầy gò, gò má cao, mặt dài, nhỏ.
Phía bên trong của Chùa Tây Phương
Phía bên trong của Chùa Tây Phương

Tình trạng Chùa Tây Phương hiện nay

Hiện nay tình trạng các công trình hạng mục của chùa Tây Phương đang xuống cấp trầm trọng, cần có những phương án tu bổ sữa chữa kịp thời.

Phần mái ngói của chùa đang bị xô lêch, hư hỏng nhiều, khi có mưa lớn thường bị xối dột.

Nhiều cột, trụ tại chùa Thượng và chùa Trung bị mối đục, ăn mòn từ chân đế lan dần lên đến các điểm nối giữa xà và cột gỗ. Nếu không được thay thế có thể bị sụp, gãy lúc nào không hay.

Sau một thời gian dài, các tượng gỗ tại đây hầu hết đã bị ẩm mốc, bông hết lớp sơn phủ bên ngoài bởi thời gian xây dựng đã quá lâu.

Ni sư Thích Đàm Thủy, trụ trì chùa Tây Phương cho biết hiện nay chân đế các bức tượng hầu hết bị gãy, bị bong tróc, bị mối đục ăn loang lổ, mặc dù nhà chùa đã đặt thuốc diệt mối nhưng vẫn không khắc phục được gì nhiều.

Lịch sử lâu đời của chùa Tây Phương
Lịch sử lâu đời của chùa Tây Phương

Các bức tượng ở trong Hậu cung phần lớn cũng bị hư hại ở phần khuôn mặt và trang phục , chúng bị rạn nứt, sứt mẻ, không còn giữ lại được những đường nét nguyên vẹn của các vị thánh mẫu được thờ tự nơi đây. Tình trạng càng trở nên khó chịu hơn trong những ngày thời tiết ẩm nồm.

Tại gian bái đường, hình ảnh các Bức tượng Kim Cương và Hộ cũng bị  rạn nứt hư hỏng, có nhiều đường nứt dài chạy từ  mặt trước ra mặt sau bức tượng, hơn quá bửa bức tượng đã bị bong ra.

Các bức tượng tượng trưng cho 18 vị La Hán chùa cũng đã bị xuống cấp nhiều chúng hầu hết bị sứt mẻ, bong tróc lớp sơn.

Bức tượng Quan Âm ở vị trí cao nhất, sát với mái che phía sau chính điện, cũng bị ảnh hưởng, nhất là mỗi khi trời mưa xuống thấm dột mái, nước chảy lênh láng xuống nền.

Các cột kèo mặc dù đều làm bằng gỗ lim, loại gỗ tốt thường được dùng xây dựng các công trình chùa đình, nhưng sau thời gian  quá lâu, ảnh hưởng của mưa gió, nên cũng bị mục rỗng bên trong, và bong tróc bên ngoài.

Kết luận

Chùa Tây Phương từ lúc ra đời đến nay để lại dấu ấn của công trình kiến trúc tôn giáo thời Hậu Lê. Hình ảnh chùa tạo cảm hứng cho nhiều nhà thơ sáng tác. Bạn hãy thử đến Chùa Tây Phương một lần xem có thả hồn mình vào văn thơ không nhé. Chúc quý khách có một chuyến đi thật lý tưởng và vui vẻ.

 

 

 

Thông tin hữu ích: