Sở hữu vị thế vô cùng thuận lợi, chùa Vân Long chính là căn cứ bí mật bảo vệ quân dân ta trong các cuộc chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ. Vì vậy ngày nay ngôi chùa cũng chính là “chiến tích” ghi dấu sự đấu tranh oai hùng của nhân dân ta. Để hiểu rõ hơn về ngôi chùa độc đáo này mời các bạn theo dõi tiếp thông tin dưới đây.
Chùa Vân Long được xây dựng ở đâu?
Chùa Vân Long được tọa lạc trên ấp Tô Trung, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Chùa thuộc khu vực vồ Mồ Côi núi Cô Tô, nơi đây cao hơn so với mặt nước biển khoảng 400m.
Lịch sử ra đời của ngôi chùa Vân Long
Lịch sử
Với vị trí cao, lại nằm trong vùng núi hiểm trở (núi Cô Tô) nên chùa đã trở thành căn cứ bí mật của quân dân ta trong các giai đoạn kháng chiến. Ngôi chùa được xây dựng vào những năm 1930 do sư ông Trần Hữu Lộc trụ trì và sáng lập theo phái Thiền Lâm.
Nguyên nhân
Dựa theo lời kể của ông Trần Thanh Vân cháu nội ông Trần Hữu Lộc cho biết, ông vốn là dân ở Cái Bè- Mỹ Tho, do bị thực dân Pháp bố ráp vì có dính liếu Việt minh. Nên ông đã dẫn theo gia đình xuôi ngược khắp nơi và làm đủ mọi nghề để kiếm cớ sinh nhai. Sau khi thấy cuộc sống không ổn định ông đã đưa cả nhà lên núi Tô khai hoang trồng cây ăn trái, nhưng thấy địa thế mới khai phá có dạng lò ảm nằm cặp bìa đất chạy dài đến đỉnh núi khá yên tĩnh nên ông Lộc quyết định dành ra 500m2 để xây dựng chùa.
Ông tận dụng gỗ núi làm khung và mua ngói âm dương ở Mỹ Tho về lợp,còn mặt nền được tráng bằng xi măng, kinh phí xây dựng chùa hầu hết đều do bổn đạo gần xa đóng góp. Ông Trần Hữu Lộc vốn là chiến sĩ yêu nước nên ngay từ buổi đầu xây dựng chùa ông đã tính đến việc lợi dụng địa thế này để làm căn cứ cách mạng. Từ năm 1945 Ông Lộc cùng các ông Vũ Hồng Đức, Hà Văn Lê, Nguyễn Văn Năng….được tỉnh ủy phân công về gây dựng phong trào, xây dựng tổ chức Đảng.
Địa thế đặc biệt, hiểm hóc của chùa Vân Long
Khi thực dân Pháp bắt đầu càng quét rất nhiều chiến sĩ yêu nước của dân tộc ta đã hy sinh. Tuy nhiên với địa thế hiểm trở chùa Vân Long tiếp tục được các đồng chí lãnh đạo Đảng chọn làm căn cứ an toàn cho cách mạng. Chùa xây dựng nằm sâu trong núi cheo leo, với các hang lò rộng lớn đã tạo nên những hang động liên thông với nhau. Nhờ vậy chùa đã giúp cho các cán bộ, chiến sĩ cách mạng trú ẩn, dễ dàng tránh được các trận bom đạn. Không chỉ vậy chùa còn là nơi cất giấu tài liệu kỹ lưỡng, giúp mọi thông tin liên lạc, thông tin mật luôn được bảo quản tốt. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp chùa đã bị tàn phá nghiêm trọng.
Những chiến tích lịch sử oai hùng gắn liền với chùa Vân Long
Vào ngày 30-12-1954 sư ông Trần Hữu Lộc đã hy sinh trên mảnh đất linh thiêng, hùng dũng này. Khi hy sinh ông đã để lại lòng tiếc thương vô hạn cho các đồng chí, đồng đội của mình. Theo lời kể của người dân nơi đây đã ghi dấu lại biết bao câu chuyện oai hùng mà chắc hẳn ai nghe đều phải ngỡ ngàng như huyền thoại xa xưa.
Nối tiếp truyền thống, ông Lê Phước An đã có 2 người anh hy sinh trong chiến tranh chống Pháp và 2 người anh trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cũng do vậy mẹ là Phan Thị Niêm đã được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, còn bản thân ông An là thương binh 3/4. Ngày nay người hành hương hay du khách lên núi Cô Tô ai ai cũng thích gặp gỡ người dân xung quanh chùa để được nghe về những câu chuyện núi rừng và những chiến tích vang dội nơi đây.
Sức lan tỏa trong thời chiến của chùa Vân Long
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Vân Long, chùa Bồng Lai, hay chùa ông Quyện trên núi Cô Tô thì ai cũng đều biết đặc biệt là các huyện đội, huyện ủy Tri Tôn quen thuộc. Các ngôi chùa này đều được xây dựng tại vị trí vô cùng đặc biệt, mặt trước nhìn xuống là đồng bằng và chợ Tri Tôn, còn lưng chùa lại tựa vào núi.
Cũng chính vì địa thế này đã tạo nên điều kiện thuận lợi, mang lại sự an toàn cho quân đội và nhân dân ta. Đặc biệt ngôi chùa này còn được xem là biểu tượng mối quan hệ “Tốt đạo- đẹp đời” và có sức lan tỏa rộng lớn thời bấy giờ trong cả 2 thời kỳ kháng chiến trên núi Cô Tô.
Chùa Vân Long di tích lịch sử oai hùng của dân tộc
Ngày 30-4-1975 miền Nam được giải phóng hoàn toàn nhưng mãi đến năm 2000 nhân dân mới đóng góp xây dựng lại được ngôi chùa Vân Long như hiện nay. Ngày 18-12-2012 chùa được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng dựa theo quyết định số 2366/QĐ-UBND.
Đường đến chùa Vân Long ngày nay như thế nào?
Nếu như trước đây khi chùa được xây dựng trên địa thế hiểm trở, phương tiện đi lại chưa phát triển, đường xá còn gập ghềnh. Nên muốn lên chùa mọi người phải vượt qua các con đường cheo leo, quanh co, uốn khúc, và băng qua những cánh rừng bị cây phủ kín che khuất lối đi.
Còn giờ đây đường lên núi Cô Tô cũng như các ngôi chùa ở đây trở nên đơn giản, thuận tiện hơn nhiều. Từ thị trấn Tri Tôn đến núi Cô Tô khoảng 5 km nên bạn có thể đến đây bằng xe máy hoặc đi bộ cũng dễ dàng hơn nhiều.
Nên đến chùa Vân Long khi nào?
Ngôi chùa tọa lạc trên ngọn núi Cô Tô khá cao, nên để đến được đây không phải lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng chinh phục được. Do vậy trong điều kiện thuận lợi, thời tiết mát mẻ nhất bạn nên đến đây vào độ từ tháng 3- tháng 9. Vì lúc này thời tiết ấm áp, không mưa nên việc leo núi cũng đảm bảo an toàn hơn.
Những điều bạn cần lưu ý khi đến Núi Cô Tô – Chùa Vân long
Ngày nay núi Cô Tô chính là địa điểm du lịch, khám phá lý tưởng được giới trẻ đặc biệt quan tâm. Bởi không chỉ mang đến những di tích lịch sử độc đáo, núi Cô Tô còn sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, không gian lý tưởng hấp dẫn nhiều du khách. Nên chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như: giày leo núi hoặc giày đế mềm để việc leo núi, di chuyển được trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
- Bên cạnh đó bạn cũng nên mang theo balo đựng thêm vài thực ăn khô, nước uống, thuốc chống côn trùng để đảm bảo an toàn trong quá trình leo núi.
- Khi muốn di chuyển bằng xe máy lên núi, chắc chắn bạn phải kiểm tra cẩn thận kỹ trước khi đi.
- Nếu bạn muốn di chuyển bằng cách đi bộ thì nên đi từ sớm nhưng nếu đi mãi vẫn chưa đến sân Đồ Hội thì nên hỏi thăm người dân xung quanh để tránh việc bị đi lạc.
- Khi đến Chùa Vân Long bạn phải giữ gìn vệ sinh xung quanh. Không được vứt rác bừa bãi làm mất đi vẻ tôn nghiêm, cổ kính nơi đây.
- Nơi đây còn là di tích lịch sử nên khi chưa được sự đồng ý của ban quản lý hoặc sư trong chùa thì bạn không được mang hoặc lấy bất cứ vật gì.
Lời kết
Có thể thấy chùa Vân Long là một trong những ngôi chùa vô cùng đặc biệt nhất của nước ta phải không? Với những câu chuyện lịch sử kỳ bí cùng vẻ đẹp vốn có của cảnh sắc nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những khám phá, trải nghiệm thú vị nhất.