Khám phá vẻ đẹp “mê hồn” của chùa Viên Giác Tân Bình

Written by admin

Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng thu hút được rất nhiều du khách ghé thăm. Trong số đó thì không thể không nhắc đến chùa Viên Giác tại quận Tân Bình. Với lối kiến trúc mang đậm phong cách Á Đông cùng với ngôi tháp được xây dựng hoàn toàn bằng sứ đã mang đến điểm đặc trưng riêng cho ngôi chùa này. Bên cạnh đó thì ngôi chùa này còn có rất nhiều điểm nổi bật. Hãy cùng khám phá nơi tôn nghiêm này thông qua bài viết hôm nay nhé!

Vị trí tọa lạc của chùa Viên Giác

Chùa Viên Giác được xây dựng tại số 193 Bùi Thị Xuân, phường 1, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Điểm dễ nhận biết về vị trí của ngôi chùa này là nằm gần với chợ Phạm Văn Hai. Chùa có vị trí tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố nên việc di chuyển đến đây cũng không quá phức tạp. Nếu bạn di chuyển bằng xe máy có thể tham khảo trên google map, bạn chỉ cần đi đúng như hướng dẫn là sẽ đến nơi. Còn trong trường hợp mà bạn di chuyển bằng phương tiện công cộng thì có thể đến đây bằng những tuyến xe buýt số 29, 33 và 42.Có một điều bạn cần lưu ý là tại quận 11 vẫn có 1 ngôi chùa tên là Viên Giác. Bạn cần nắm rõ điều này để tránh việc di chuyển đến nhầm địa điểm.

Chùa Viên Giác được xây dựng tại số 193 Bùi Thị Xuân, phường 1, quận Tân Bình
Chùa Viên Giác được xây dựng tại số 193 Bùi Thị Xuân, phường 1, quận Tân Bình

Quá trình hình thành của chùa Viên Giác

Đây là một trong những ngôi chùa theo đạo Phật giáo Bắc Tông của Việt Nam, người chính thức đặt nền móng cho ngôi chùa này là Hòa thượng Thích Hồng Tịnh. Vào năm 1955 thì tại đây chỉ là một cái am nhỏ tên là Độc Giác được sử dụng với mục đích tư tu tập. Sau nhiều lần xây dựng, sửa chữa và trùng tu đã trở thành tên Viên Giác như ngày hôm nay. Ý nghĩa từ cái tên của ngôi chùa này ẩn chứa hàm ý là sự giác ngộ trọn vẹn. Và đến năm 1976, Thượng Tọa Thích Minh Phát về làm trụ trì và điều hành các công việc trong chùa

Đến năm 1996, sức khỏe của Thượng tọa Thích Minh Phát có phần suy yếu nên chùa đã thình Đại đức Thích Lệ Trang về làm trụ trì. Với sự điều hành của vị Đại đức này vào năm 2001 đã tiến hành khởi công trùng tu lại ngôi chùa này. Sau hơn 1 năm ròng rã công trình đã hoàn thành và có hình hài như ngày hôm nay. Hiện nay trụ trì của ngôi chùa này là Thượng tọa Thích Đồng Văn và phó trụ trì là Đại đức Thích Trí Thông.

Viên Giác là một trong những ngôi chùa theo đạo Phật giáo Bắc Tông của Việt Nam
Viên Giác là một trong những ngôi chùa theo đạo Phật giáo Bắc Tông của Việt Nam

Khám phá lối kiến trúc đẹp mắt của chùa Viên Giác

Tuy phần diện tích xây dựng của chùa không quá lớn nhưng kiến trúc và cách trang trí là điểm nhấn đặc biệt. Không gian chùa được xây dựng và trang trí theo phong cách mang đậm phong cách Á Đông. Bên cạnh đó những nghệ nhân đã rất tinh tế kết hợp 1 cách khéo léo những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên những nét đặc trưng riêng mà không phải ngôi chùa nào cũng có được.

Toàn bộ không gian của ngôi chùa được xây dựng theo bố cục hình chữ Sơn với hệ thống mái cong kết hợp cùng với những những họa tiết bo tròn đã tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển. Tuy được thiết kế theo phong cách Á Đông thế nhưng hệ thống kèo cột, phần đỡ mái và kết cấu đều mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ nhận thấy ối kiến trúc này giống với kết cấu nhà rường của người dân Việt ta.

Khám phá lối kiến trúc đẹp mắt của chùa
Khám phá lối kiến trúc đẹp mắt của chùa

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tượng Phật khi đến với chùa Viên Giác

Đầu tiên cần phải nhắc đến đó chính tượng Phật Di Lặc được đặt trước chánh điện của chùa. Hình tượng của vị này tương đối quen thuộc với nụ cười hoan hỉ. Điều này như muốn nhắn nhủ chúng sanh hãy hoan hỉ, sống bằng tâm và tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Tiến vào bên trong là hình tượng của 12 vị thần Ðại Dược Xoa Tướng trong pháp hội Dược Sư.  Đây cũng là 12 vị thần chủ tượng trưng cho 12 con giáp được chạm trổ khá công phu và tỉ mỉ. Vào đến chánh điện chúng ta sẽ chiêm ngưỡng được hình tượng của Đức Phật Thích Ca được mô tả trong tư thế chuyển pháp luân. Xung quanh có 7 bảy hình tượng là hóa thân của Ngài để giáo hóa chúng sanh. 

Hai bên của chánh điện là những pho tượng mang hình tượng của 18 vị la hán được tạo hồn vô cùng sống động. Mỗi bức tượng thể hiện cho một vị la hán với những tư thế khác nhau. Đây cũng là cách giúp cho chúng ta có thể nhận biết được những đặc điểm trong việc nhận diện những vị này.

Phía sau chánh điện là Tiếp dẫn điện, tại đây Phật A Di Đà được đặt ở giữa với tư thế đang tiếp dẫn vong linh về cõi Tây Phương. Xung quanh là những bài vị được bố trí sắp xếp ngay ngắn và vô cùng đẹp mắt. Đây cũng là nơi thờ cúng các vong linh đã khuất có nguyện vọng nương theo Phật đạo để nghe kinh kệ. Đồng thời tại đây cũng là nơi để mọi người lui tới thăm viếng những người thân đã khuất của mình.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tượng Phật khi đến với chùa Viên Giác
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tượng Phật khi đến với chùa Viên Giác

Tìm hiểu về tháp bằng gốm sứ tại chùa Viên Giác

Đây là công trình đã ghi lại ấn tượng mạnh mẽ của ngôi chùa này, ngôi tháp này có tên là Đẳng Quang. Tháp Đẳng Quang được xây dựng vào năm 1996 và được hoàn thành vào năm 1999. Tháp có chiều cao là 22m, đây cũng là ngôi tháp được công nhận là cao nhất Việt nam tính đến thời điểm hiện tại.

Ngôi tháp được xây dựng bao gồm 7 tầng, mái được lợp bằng ngói lưu ly. Phần mái được làm theo hình tượng cá chép hóa rồng. Bên trong tháp có thờ Tôn giả Xá Lợi Phất – một trong những vị đệ tử nổi tiếng của Đức Phật Thích Ca trong quá trình truyền đạo. Phía dưới tháp có một tầng hầm, đây cũng là nơi lưu giữ những phần tro cốt của các đời trụ trì của chùa Viên Giác trước đây.

Vật liệu được sử dụng để xây dựng nên ngôi tháp này là gốm sứ, bên ngoài được trang trí với các họa tiết hoa sen. Xung quanh tháp có 4 cửa để đi vào tháp, ở mỗi cửa có hình tượng của 2 vị hộ pháp. Những vị hộ pháp này còn được biết đến với tên gọi khác là Bát Bộ Kim Cang.

Tìm hiểu về tháp bằng gốm sứ tại chùa
Tìm hiểu về tháp bằng gốm sứ tại chùa

Những điều cần nhớ khi đến viếng thăm chùa Viên Giác

Chùa Viên Giác là nơi linh thiêng, thờ tự các vị thần Phật nên khi đến đây bạn cần lưu ý về trang phục của mình. Không nên mặc đồ quá ngắn, hở hang hay quá nhiều họa tiết tránh làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của chùa.

  • Khi đến đây bạn cần thành tâm khấn nguyện, không nên cười đùa, chạy nhảy làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của chùa.
  • Hạn chế đốt vàng mã và nhiều hương để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và những người xung quanh.
  • Bạn không nên tự tiện đụng chạm hay lấy bất kỳ đồ đạc nào trong chùa khi chưa được sự cho phép.
  • Tuyệt đối không được dẫm lên cỏ, hái hoa trong khuôn viên chùa. Phải vứt rác đúng nơi quy định để không gây ô nhiễm môi trường.
  • Tuyệt đối không được mang vũ khí, thuốc nổ vào chùa tránh gây ra những điều đáng tiếc xảy ra.
  • Không được tự tiện đánh chuông, mõ và các pháp khí làm lễ khác trong chùa khi chưa được phép.

Lời kết

Với những điều đã được chia sẻ ở trên thì bạn đã biết được vì sao chùa Viên Giác lại thu hút nhiều du khách và người dân đến đây rồi đúng không? Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi có không gian thanh tịnh để giải tỏa căng thẳng thì đây là một địa điểm lý tưởng. Hãy đến với Viên Giác Tự để cùng hòa mình vào thiên nhiên, không gian Phật đạo.

Thông tin hữu ích: