Khám phá Cung An Định – Cung điện cổ của Huế hơn 100 năm

Written by admin

Thành phố Huế là cố đô xưa đã vốn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cung điện độc đáo. Cung An Định Huế là một trong những công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Cùng www.nghemoigioi.com.vn khám phá Cung An Định ngay sau đây.

Vài nét về lịch sử Cung An Định

Cung An Định là công trình kiến trúc độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình. Đây là cung điện riêng của vua Khải Định, xưa thuộc phường Đệ Bát – thị xã Huế, nay là số 97 đường Phan Đình Phùng, Phường Phú Nhuận, thành phố Huế.

Trước kia, An Định có tên là Phủ Phụng Hóa, được vua Đồng Khánh (1886 – 1889) xây dựng vào  đầu thế kỷ 20 bên bờ sông An Cựu để làm quà tặng cho hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Năm 1917, sau khi lên ngôi Hoàng tử Bửu Đảo lấy niên hiệu Khải Định (1916 – 1925) đã cho xây dựng lại và đổi tên thành cung An Định.

Vài nét về lịch sử Cung An Định
Vài nét về lịch sử Cung An Định

Năm 1922, theo ý nguyện của vua Khải Định thì cung An Định được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy, sau này là vua Bảo Đại. Dưới triều của vua Khải Định và Bảo Đại, nơi đây là địa điểm tổ chức các lễ tiếp tân, khánh hỷ của hoàng gia. 

Phương tiện di chuyển đến Cung An Định 

Cung An Định nằm ngay bên cạnh dòng sông An Cựu, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km. Du khách có thể di chuyển bằng các phương tiện tới Huế rồi đón taxi, xe ôm hoặc thuê xe máy để tham quan cung An Định. Do nằm ở gần Trung tâm thành phố nên đi du khách rất dễ tìm kiếm và d chuyển tới đây. Tuy nhiên, nếu muốn tự do khám phá thêm nhiều địa điểm khác nữa thì chọn xe máy vẫn là giải pháp hợp lý nhất.

Tìm hiểu kiến trúc Cung An Định – Cung điện độc đáo của triều Nguyễn

Cung An Định được xây dựng quay mặt về hướng Nam, phía sông An Cựu, có địa thế bằng phẳng. Xung quanh có khuôn viên tường xây bằng gạch cao 1,8 m, dày 0,5 m, bên trên có hàng rào song sắt bao bọc. Trước kia khi còn nguyên vẹn, cung An Định có khoảng 10 công trình tất cả. Tuy nhiên, đến nay cũng chỉ còn giữ nguyên kiến trúc cơ bản của 3 công trình sau:

Cổng chính cung An Định

Cổng chính là công trình có nét kiến trúc đặc sắc nhất của cung điện này. Với lối thiết kế theo kiểu tam quan 2 tầng, các chi tiết xung quanh cổng được trang trí bằng sành sứ đắp nổi nhìn rất kỳ công. Đỉnh mái tầng trên có gắn biểu tượng viên trân châu lớn. Không chỉ tầng 1 mà hầu như toàn bộ cổng đều có sành sứ và thủy tinh làm điểm nhấn. Ngay cả dòng chữ tên cung bằng chữ Hán và các câu đối cũng bằng chất liệu này. Cổng chính là một lối đi duy nhất để du khách có thể đi vào khám phá cung.

Cổng chính cung An Định
Cổng chính cung An Định

Đình Trung Lập của An Định 

Bước qua cánh cửa chính, bạn sẽ nhìn thấy Đình Trung Lập. Đây là công trình có kết cấu kiểu đình bát giác với phần nền cao. Mái kết cấu theo dạng cổ lầu và được chia làm 2 lớp: lớp dưới có 8 cạnh và lớp trên có 4 cạnh. Bên trong đình có đặt một bức tượng vua Khải Định. Bức tượng này bằng đồng và được đúc vào năm 1920. Từng họa tiết trên bức tượng đều được điêu khắc hết sức tỉ mỉ và tinh xảo.

Đình Trung Lập của An Định 
Đình Trung Lập của An Định

Lầu Khải Tường – Công trình chính của cung An Định 

Lầu Khải Tường nằm ngay phía sau Đình Trung Lập. Đây là cái tên do chính vua Khải Định đặt, mang ý nghĩa là “nơi khởi phát điềm lành”. Lầu kết cấu gồm 3 tầng, với diện tích khoảng 745 m2. Lầu được xây dựng theo kiểu châu Âu với nhiều vật liệu khác nhau.

Điểm nhấn của Lầu Khải Tường phải kể đến những đồ nội thất và những bức tranh tường có giá trị nghệ thuật cao đặt ở tầng 1. Nổi bật ở tiền sảnh lầu là 6 bức tranh đặt trên các mảng tường, viền ốp bằng khung gỗ, chạm khắc hình lá sen và hoa mai rất đẹp. Sự kết hợp giữa hoa văn truyền thống với hoa văn trang trí độc đáo của phương Tây đã tạo nên một không gian vô cùng ấn tượng.

Lầu Khải Tường - Công trình chính của cung An Định 
Lầu Khải Tường – Công trình chính của cung An Định

Cung An Định cùng nỗi lòng của Hoàng hậu Nam Phương

Cung An Định gắn bó với nhiều nhân vật Hoàng tộc ở giai đoạn cuối của triều Nguyễn như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng tử Bảo Long, hoàng thái hậu Đoan Huy… và đặc biệt là hoàng hậu Nam Phương. Cuốn sách Nam Phương – vị hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang được in lần đầu năm 2005 và tái bản nhiều lần đã khắc họa rất rõ chân dung của vị hoàng hậu này – người đã từng rất nhiều lần phải rơi nước mắt tại cung An Định.

Hoàng hậu Nam Phương (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Sinh thời, bà nổi tiếng xứ An Nam bởi lòng nhân từ và nét đẹp thanh cao. Bà được hoàng đế Bảo Đại yêu chiều và sắc phong lên ngôi hoàng hậu triều Nguyễn vào năm 1934. Thế nhưng, cuộc hôn nhân của bà đã trải qua nhiều thăng trầm, từ hạnh phúc đến những đau khổ tổ cùng vì mối quan hệ giữa vua Bảo Đại và cô Lý – vũ nữ Lý Lệ Hà.

Hoàng hậu Nam Phương
Hoàng hậu Nam Phương

Bởi sự kiêu hãnh của mình mà bà đã chọn sự im lặng và sống thầm lặng cùng mẹ chồng tại cung An Định. Bà một lòng chăm lo cho các con. Sau đó, vào năm 1947, bà cùng các con sang định cư ở Pháp và sông những ngày cuối đời tại nơi đây.

Tại sao bạn nên ghé thăm Cung An Định?

Cung An Định là một trong những công trình đặc sắc và nổi bật của triều Nguyễn. Nơi đây còn sở hữu địa thế thuận lợi, khung cảnh hiền hòa, mát mẻ. Đặc biệt ngay sau khi xuất hiện trong bộ phim “Gái Già Lắm Chiêu” và MV ca nhạc của ca sĩ Hòa Minzy, lượng khách đến tham quan cung ngày càng nhiều. 

Ngoài việc sở hữu lối kiến trúc độc đáo, cung An Định còn ẩn chứa nhiều câu chuyện ly kỳ của triều đại nhà Nguyễn. Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng quên địa điểm này nhé.

Một số thông tin khi tham quan cung An Định Huế 

Giá vé vào cung An Định

Để vào tham quan cung điện này thì bạn cần phải mua vé. Cụ thể, giá vé áp dụng vào cung An Định cho người lớn là 30.000đ/người, còn đối với trẻ em thì miễn phí. Vé được bán ngay cổng chính Cung An Định. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn mua vé combo nhiều di tích với giá khoảng 580.000đ/người lớn và 110.000đ/trẻ em để được khám phá nhiều địa điểm hơn.

Thời gian mở cửa tham quan của cung An Định 

Cung có quy định thời gian mở cửa như sau: 

  • Giờ mở cửa tham quan vào mùa hè: từ 6h30 – 17h30 hàng ngày
  • Giờ mở cửa tham quan vào mùa đông: từ 7h00 – 17h00 hàng ngày

Bạn nên chú ý thời gian mở cửa để sắp xếp công việc cho hợp lý nhé.

Một số thông tin khi tham quan cung An Định Huế
Một số thông tin khi tham quan cung An Định Huế 

Ăn uống khi đến tham quan cung An Định 

Huế nổi tiếng là phố ẩm thực với nhiều món ăn đặc trưng của Huế rất ngon và rẻ. Sau khi tham quan, bạn có thể thưởng thức ẩm thực cố đô cực kỳ hấp dẫn như bún bò, cơm hến, bún hến, bánh canh, ốc… Tuy nhiên, nếu bạn là người ghiền các loại bánh Huế thì đừng bỏ qua quán bánh bèo – nậm – lọc ở quanh đường Nguyễn Huệ.

Những điều lưu ý khi khám phá cung An Định Huế

Khác với những địa điểm du lịch khác, di tích ở Huế có quy định nghiêm ngặt hơn. Để có một chuyến khám phá cung An Định Huế thú vị, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Bạn cần xem trước sơ đồ, đường đi và vị trí của di tích để tránh lạc đường. 
  • Nên ăn mặc phù hợp, lịch sự bởi đây là địa điểm cung điện xưa. Hạn chế mang quần/váy ngắn, áo hai dây, trễ vai,… hoặc tạo dáng phản cảm. 
  • Luôn chú ý giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi khi tham quan 
  • Tuyệt đối không sờ vào hiện vật, không vẽ bậy bạ lên tường hay các đồ vật trong cung. 
  • Cuối cùng là hãy xem dự báo thời tiết để lựa chọn một ngày đẹp trời để tham quan bạn nhé.

Một số địa điểm gần cung An Định mà du khách có thể khám phá thêm 

Ngoài Cung An Định, thì bạn cũng có thể khám phá thêm những địa điểm ở gần cung như:

Đại Nội Huế (cách Cung An Định 2,8 km) 

Nhắc tới Huế thì không thể không nhắc đến Đại Nội Huế hay cung đình Huế. Đây là một công trình hội tụ nhiều nét đẹp kiến trúc độc đáo của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Đại Nội được xây dựng cách đây hàng trăm năm, là nơi sinh hoạt của giới vua chúa, hoàng tộc ngày xưa. Đại nội sở hữu hơn 100 công trình kiến trúc nguy nga, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về nơi ở của vua chúa ngày xưa. Bên cạnh đó còn có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và tham gia vào nhiều trải nghiệm thú vị như tham quan ngai vàng của Vua, mang đồ hoàng tộc xưa để chụp hình, in hình lên đồ vật.

Đại Nội Huế
Đại Nội Huế

Sông Hương – cầu Trường Tiền (Cách cung An Định 2km) 

Cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) bắc qua Sông Hương nối 2 bờ Nam-Bắc là biểu tượng của cố đô Huế. Từ cung An Định bạn chỉ cần di chuyển khoảng 2 km là tới khu vực này. Tại đây, bạn có thể ngắm nhìn cảnh thành phố, ngắm dòng sông Hương yên bình.

Bạn có thể nghe “Nhã nhạc Cung Đình Huế” vào cuối tuần, đi thuyền rồng trên sông Hương vào buổi tối. Đặc biệt, bên bờ Sông Hương ngay cầu Trường Tiền còn có chợ đêm vô cùng đặc sắc. Bạn có thể thỏa sức mua đồ kỷ niệm, thưởng thức nhiều món ăn truyền thống hay nghe âm nhạc đường phố vô cùng thú vị.

Sông Hương
Sông Hương

Chùa Thiên Mụ (Cách cung An Định 4,5 km) 

Nếu đã đến Huế thì bạn không nên bỏ qua chùa Thiên Mụ – ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng. Chùa Thiên Mụ còn được gọi với tên khác là chùa Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê. Chùa được xây dựng vào năm 1601 – đời vua chúa Nguyễn Hoàng. Nơi đây có các công trình nổi bật như điện Quan Âm, tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng,… Với khung cảnh cổ kính cùng không gian xung quanh yên bình, bạn sẽ vô cùng thoải mái khi đến đây. 

Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ

Bài viết trên là những thông tin về Cung An Định – điểm đến lịch sử thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị về Cung An Định. Nếu có dịp đến Huế thì bạn đừng quên địa điểm này nhé. 

Thông tin hữu ích: