Chùa Địa Tạng Lai Phi có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ với những ai yêu thích du lịch, yêu thích Phật Giáo. Đó là một ngôi chùa nổi tiếng tại Hà Nam với hơn 1.000 năm tuổi, nơi lưu giữ nhiều cổ vật thiêng liêng của Phật Giáo Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu, khám phá về ngôi chùa này qua những chia sẻ sau đây.
Chùa Địa Tạng Lai Phi Tự ở đâu?
Chùa Địa Tạng Lai Phi Tự hay còn được gọi là chùa Đùng được xây dựng tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam, trên một con đồi nhỏ phía sau là rừng thông xanh mát. Vì vậy nơi đây mang lại sự thanh tịnh, an lành gây ấn tượng với du khách ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây. Tên gọi của chùa được đặt bởi Đại đức Thích Minh Quang với hàm ý đây là nơi Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát quay trở về hoặc không quay trở về. Nhưng nơi nào mà Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát không quay trở về thì nơi đó hóa Phật.
Cách di chuyển tới chùa Địa Tạng Lai Phi Tự
Chùa Địa Tạng Phi Lai tự Hà Nam nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 70km, đường dễ đi và khá rộng rãi. Vì vậy du khách chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng là có thể tới chùa. Du khách có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe ô tô cá nhân của mình. Ở đây khá yên tĩnh, phong cảnh hữu tình nên được rất nhiều du khách lựa chọn để tới thăm quan, du lịch trong ngày.
- Nếu di chuyển bằng xe khách du khách phải bắt xe từ bến xe Giáp Bát ( Quận Hoàng Mai), theo hướng di chuyển Hà Nội – Ninh Bình -> cây xăng Kim Cường ( ngã tư Xuân Trường ), Hà Nam -> đi xe ôm ( 7km) -> chùa Địa Tạng
- Nếu di chuyển bằng ô tô riêng đi theo hướng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình ( rời ở điểm Phú Lý – Hà Nam) -> quốc lộ 1A -> cây xăng Kim Cường -> chùa Địa Tạng.
Thời gian mở cửa của chùa
Chùa Địa Tạng Phi Lai tự thường được mở cửa từ 8h sáng tới 17h30 tối tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 nếu muốn tham quan ngôi chùa này, du khách phải tìm hiểu kĩ xem chùa có mở cửa không và thời gian mở cửa như thế nào.
Lịch sử chùa Địa Tạng Phi Lai tự
Chùa được xây dựng vào thế kỉ 10, tên gọi chùa Đùng được xuất phát từ tên cổ Đùng của thôn Ninh Trung. Khi mới xây dựng quy mô của chùa lên tới 120 gian. Tên Địa Tạng Phi Lai tự được bắt nguồn từ thế kỉ 17, khi vua Tự Đức tới đây cầu con đã nói 2 từ Phi Lai. Điều thú vị ở 2 từ này là vừa có nghĩa quay trở lại vừa có nghĩa không quay trở lại.
Qua thời gian kiến trúc của chùa dần bị hao mòn, cây cối bủa vây xung quanh nên chùa dần bị mọi người lãng quên. Đến 12/2015 khi Đại đức Thích Minh Quang tiếp nhận và tiến hành tu sửa, trùng tu lại và đổi tên thành chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Bên cạnh đó trên đỉnh Phi Lai còn có tháp Phổ Đồng được dựng lên vào thời Lý – Trần, đây là nơi an nghỉ của 40 đời tổ sư. Do được dựng lên bởi các từ binh Chiêm Thành nên phần gạch ngói mang đậm chất Champa rõ rệt. Nhiều mẫu gạch cổ phát lộ do mưa gió nhưng vẫn được bảo quản một cách cẩn thận.
Tìm hiểu không gian chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Đến tham quan chùa Đùng Hà Nam du khách sẽ được tận hưởng một không gian yên tĩnh và thanh tịnh với phong thủy hữu tình, lưng tựa núi. Nhìn từ xa ngôi chùa như được ấn mình trong một rừng cây kỹ vĩ. Đến đây du khách sẽ được khám phá rất nhiều điều hấp dẫn từ khôi chùa.
Khổ ải 12 vòng tròn
Chùa Địa Tạng Phi Lai tự được thiết kế, bố trí khác biệt so với các chùa khác. Nếu các chùa khác phần sân thường được lát bằng gạch đỏ thì với chùa Đùng này phần nền trải sỏi trắng. 12 vòng tròn trước khu Tổ đường được vẽ trên nền sỏi biểu trưng cho 12 khiếp nhân duyên, những viên sỏi này tượng trung cho sự tiền định.
Các khu trong Chùa Địa Tạng Lai Phi Tự
Kiến trúc của chùa mang đậm nét Phật Giáo với nhiều tiểu tiết hoa văn vô cùng hấp dẫn. Với gam màu chủ đạo mà màu nâu trầm chùa mang đến một vẻ đẹp nhẹ nhàng hơi trầm mặc. Chùa được phân thành các khu khác nhau, có Tam Bảo, nơi thờ Đức Ông, đức Thành Hiền, nhà thờ tổ, nơi ở của các phật tử và nhà khách. Đặc biệt sư thầy chủ trì còn sử dụng gian trà thất nhỏ ở chùa để du khách có thể vừa thưởng thức trà vừa chiêm ngưỡng các cổ vật.
Chiêm ngưỡng cổ vật triều đại Lý – Trần tại chùa
Ở chùa Địa Tạng Phi Lai Tự các cổ vật thời Lý – Trần được tìm thấy ở các mẫu gạch ngói với nhiều đường nét hoa văn như hoa sen, hình rồng, hình công phượng… Hoa văn thời Lý Trần cũng được thể hiện qua những cánh hoa sen có mũi nhọn hất lên, khác hẳn với cánh sen ngang hoặc chúc xuống của thời nhà Lê. Bên cạnh đó tại chùa này còn sử dụng những viên ngói hình thần chim Garuda trên tháp biểu trưng cho vũ trụ. Đây là dấu ấn cho mô hình tháp thể hiện vũ trụ luận của Phật giáo có nguồn gốc từ Chiêm Thành.
Trải nghiệm các hoạt động thú của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Mỗi tháng chùa sẽ diễn ra các hoạt động khác nhau, nếu đến đây vào dịp giáp tết du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hấp dẫn của chùa khi trang trí nhiều hoa tươi rực rỡ cho ngày tết cổ truyền. Tháng 6 – 7 nhà chùa sẽ tổ chức các khóa tu hè cho các bạn nhỏ hay những ai muốn tìm hiểu rõ hơn về Phật Giáo. Đặc biệt vào 30/7 âm lịch nơi đây sẽ diễn ra lễ hội Vu Lan báo hiếu, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát. Hay đến đây vào tháng 9 – 10 du khách sẽ được tham gia vào khung cảnh chợ quê với nhiều mặt hàng đặc trưng của làng quê Việt Nam, gần gũi mà bình dị.
Những lưu ý khi tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai tự
Chùa Địa Tạng Phi Lai tự là nơi linh thiêng, một địa điểm tâm linh của người dân nơi đây. Vì vậy vào các ngày rằm, mùng 1, lễ tết,….người dân thường đến cầu bình an, sức khỏe. Do đó, khi tham quan chùa này du khách cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vì chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây tham quan du khách không nên sử dụng những trang phục quá màu mè hoặc trang phục gây phản cảm để tránh làm mất đi tính trang nghiêm vốn có.
- Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là nơi để cầu bình an, sức khỏe, là nơi để tận hưởng sự yên bình, vẻ đẹp an lạc nên du khách hạn chế chụp ảnh.
- Không được sự cho phép của nhà chùa, du khách không được tùy ý đụng, chạm hay lấy bất kì đồ vật nào.
- Du khách tuyệt đối không được dẫm đạp lên cây cối, bàn ghế, hoa cỏ trong khuôn viên chùa. Đặc biệt phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường và vứt rác đúng nơi quy định.
- Nếu du khách nào muốn quay phim, chụp hình phải xin phép và được sự đồng ý của ban quản lý chùa mới được thực hiện.
- Du khách lưu ý chỉ được bỏ tiền vào hòm công đức, không được bỏ vào tượng Phật.
- Đến chùa du khách phải chắp tay hình hoa sen và cúi chào sư thầy và sư cô.
Lời kết
Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chùa Địa Tạng Phi Lai tự, một ngôi chùa thiêng liêng của Hà Nam. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôi chùa này. Nơi đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến vô cùng thú vị cho du khách gần xa. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.