Những gợi ý lý tưởng khi du lịch Đắk Nông

Written by admin

“Về thăm quê bạn Đắk Nông
Cà phê vào vụ đơm bông trắng rừng
Đèo mây sương núi chập chùng
Con đường về bản tưng bừng chim ca”

Qua những câu thơ trên chúng ta cũng thấy được Đắk Nông một mảnh đất Tây Nguyên nên thơ và chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn về thiên nhiên núi rừng cũng như con người nơi đây.Vậy hãy chần chừ gì nữa mà bạn không vác ba lô lên và tận hưởng một chuyến du lịch Đắk Nông bí ẩn này!

Đường đến Đắk Nông

Đi về hướng Tây Bắc cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 250km, bạn có thể lựa chọn nhiều cách di chuyển khác nhau để đến Đắk Nông như  xe máy, xe ô tô cá nhân,  hoặc bắt xe khách…

Đến Đắk Nông nên đi đâu?

Du lịch Đăk Nông  nổi tiếng với nhiều con thác đẹp, hùng vĩ. Thời điểm phù hợp để đi du ngoạn khám phá các thác nước là vào mùa khô khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 và điều tuyệt vời,  hơn  nữa đây là thời gian hoa cà phê nở rộ, rất thích để du khách khám phá các vườn cà phê.

Đến Đắk Nông  bạn không nên bỏ qua những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nơi đây.

Thác ba tầng

Thác ba tầng tại Đắk Nông
Thác ba tầng tại Đắk Nông

Thác Ba Tầng tuyệt đẹp, thuộc vùng đất xã Quảng Thành, thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông. Thác này có ba tầng chảy nối liên hoàn nhau từ trên xuống dưới, nên được gọi là Thác Ba Tầng, khoảng cách giữa mỗi tầng khoảng chừng 20m. Dòng nước  đổ từ trên cao xuống  nổi bọt trắng xoá, tạo nên một dãi tựa tóc mây. Nước đổ về hồ nước mát lạnh, trong veo, bạn tha hồ ngụp lặn bơi lội thoả thích.

Thác Diệu Thanh

 

Thác Diệu Thanh 
Thác Diệu Thanh

Nét đẹp hoang sơ và thơ mộng của Thác Diệu Thanh làm cho con người bạn cảm thấy nao lòng khi đến nơi đây. Dòng nước chảy từ trên đổ xuống vực sâu khoảng chừng 30m, với độ cao đó từng làn nước đổ xuống tạo ra âm thanh rầm rầm nghe thật giữ tợn.

Dưới chân thác có nhiều tảng đá nhỏ nhấp nhô, chia dòng nước chảy ra nhiều hướng khác nhau, nhưng cùng đổ về một hồ nước trong xanh, bình lặng.

Thác Trinh Nữ

 

Thác Trinh Nữ 
Thác Trinh Nữ

Thác Trinh Nữ thuộc địa phận huyện Cư Jút. Thác có dòng chảy bắt nguồn từ dòng sông Krông Nô, một nhánh của con sông Serepôk.

“Thác Trinh Nữ” một cái tên thơ mông, nhưng ẩn sau đó là một câu chuyện buồn, một câu chuyện tình bi ai. Cô trinh nữ vì để giữ trọn tình yêu đã gieo mình xuống thác. Nơi đây như một điểm linh thiêng, hi đến đây du khách có thể cầu nguyện cho mình có được một tình yêu thuỷ chung trọn vẹn..

Thác Dray Sáp

Cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về hướng Nam, Thác Dray Sap  địa bàn huyện Krông Nô.

Đặc biệt  dòng chảy đổ về Thác Dray Sap bắt nguồn từ hai nhánh sông là Krông Knô và Krông Ana.

Theo người xưa truyền lại, nơi đây cũng có châu chuyện tình bia đát của một đôi nam nữ . Bị gia đình ngăn cấm, không được đến với nhau, họ đã cùng nhau nhảy xuống thác,nhằm minh chứng cho tình yêu thuỷ chung của họ. Tình yêu đó mạnh mẽ như dòng thác Dray Sap vậy.

Hãy đến đây để tận hưởng sự mãnh liệt của dòng thác chảy cùng với người thương để cảm nhận được tình yêu của bạn đẹp đến nhường nào bạn nhé.

Chùa Huệ Đức

 

Chùa Huệ Đức 
Chùa Huệ Đức

Chùa Huệ Đức được cho xây dựng từ 1992, bởi trụ trì Phan Chí. Ông kếu gọi các Phật tử khác tại địa phương tuỳ tâm công đức quyên góp tiền mua đất xây dựng chùa.

Chùa có kiến trúc xây dựng đơn giản, nhưng vẫn giữ nét trang nghiêm của chốn thờ tự linh thiêng. Đến đây bạn có thể cảm nhận được sự linh thiêng, thanh tịnh, tâm an, thư thái, xua tan mọi mệt mỏi của cuộc sống xô bồ hàng ngày.

Chùa Hoa Nghiêm

Theo hướng Tây Nam bắt đầu từ TP Buôn Ma Thuột, khu khách di chuyển dọc Quốc lộ 14 theo hướng đi TP. Hồ Chí Minh khoảng 55km sẽ thấy được Chùa Hoa Nghiêm. Chùa Hoà Nghiêm ở ngay tại địa phận thị trấn Dak Mil, huyện Dak Mil.

Vào năm 1968 Ông Nguyễn Văn Đôn đã kêu gọi một số Phật tử khác tại địa phương cùng chung sức góp công góp của xây Chùa Hoà Nghiêm trên khuôn viên có diện tích rộng hơn 3.000m2.

Văn Hoá Phật giáo Chùa Hoà Nghiêm thuộc trường phái Phật giáo Bắc tông, hay Phật giáo đại thừa.

Trong thời kỳ chiến tranh chống thực dân Pháp, chùa được các chiến sỹ cách mạng dùng làm nơi ẩn trú, hoạt động bí mật.

Ngày nay chùa được trùng tu xây dựng lại vừa làm nơi sinh hoạt  của các vị phật tử, vừa là nơi tham quan của người dân địa phương, cũng như du khách khắp nơi.

Chùa có kiến trúc xây dựng truyền thống của hệ thống chùa Việt Nam. Luôn giữ được vẻ đẹp thanh tịnh, trang nghiêm và phong thái uy nghi, trang nhã.

Các công trình đặc sắc của Chùa Hoà Nghiêm như: Tháp Chuông, Cổng Tam Quan, Đài Quan Âm, Nhà Hậu Tổ, Nhà Đông Nhà Tây, Nhà Trù,…

Chùa Hoa Nghiêm linh thiêng  nổi tiếng khắp gần xa. Khi đến đây du khách được thả hồn vào làn khói nghi ngút của hương, và không gian yên tĩnh của chùa, giúp tâm hồn của bạn được an yên.

Chùa Hoa Nghiêm 
Chùa Hoa Nghiêm

Lễ hội mừng lúa mới

Lễ Hội mừng lúa mới ở Đắk Nông  là một Nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người đồng bào dân tộc nơi đây.

Ý nghĩa của lễ hội này là cho một vụ mùa bội thu, cầu mong thần linh phù hộ che chở cho lúa tốt, được mùa, bà con dân làng được ấm no.

Lúa trên nương rẫy sau khi thu hoạch về được người dân cất vào kho, chờ đến lễ mừng lúa mới đem ra tổ chức.

Tuỳ tình hình kinh tế của mỗi gia đình, tuỳ lượng lúa thu hoạch được ít hay nhiều mà Lễ mừng lúa mới được các gia đình tổ chức lớn, nhỏ khác nhau.

Lễ hội thường  được tổ chức tại Nhà cộng đồng của thôn bản hoặc ở nhà của già làng.

Lúa sau khi được thu hoạch xong xuôi , đem cất vào kho. Đến gần ngày tổ chức Lễ hội, già làng sẽ thông báo cho các hộ gia đình trong thôn biết nhiệm vụ của mình, cần chuẩn bị các lễ vật gì và khi nào tổ chức Lễ mừng lúa mới.

Già làng tổ chức họp với các cụ già khác trong thôn để chọn được ngày lành tháng tốt.

Lễ vật cúng gồm một con gà lởi, một con heo quay, gạo nếp,  rượu cần, và một gùi lúa… Họ cầu mong các vị thần: Thần đất, Thần lúa, Thần nước,…cùng hội tụ về đem đến những may mắn trong vụ sắp tới và cảm tạ các vị thần đã phù hộ vụ mùa vừa qua, cho lúa, cho thóc đầy nhà, không còn lo đói khổ, cuộc sống luôn  ấm no. Cầu mong một năm mới dân làng thu hoạch được nhiều lúa hơn của sản lượng  năm trước, người dân trong thôn bản luôn khỏe mạnh, không tai ương, ốm đau, bệnh tât; gia súc đầy đàn.

Cuối nghi lễ già làng sẽ mời tất cả khách khứa và người dân trong thôn mỗi người ăn một nắm cơm trắng  cùng một miếng thịt nướng, có ý nghĩa chúc mừng sức khỏe bà con, và cảm ơn thần linh đã về chứng giám sự thành công tốt đẹp của buổi lễ. Khi đó mọi người từ già, tới trẻ, lẫn các nam niên, các cô gái thôn nữ cùng ngồi lại, nhâm nhi rượu cần, hàn huyên tâm sự, dưới những tiếng chiêng ngân vang rộn rã cùng những điệu múa uyển chuyển mang đậm bản sắc người dân tộc nơi đây.

Nếu bạn có mặt tại nghi lễ mừng lúa mới thì tôi thật sự ganh tị với bạn, và có lẽ không lâu nữa tôi sẽ đặt ngay một chuyến du lịch đến Đắk Nông để có mặt tại lễ hội này giống như bạn. Nghĩ thôi đã thấy tuyệt vời rồi…

Kết luận

Sự thật là du lịch Đắk Nông có quá nhiều điều thú vị và hấp dẫn. Trên đây chỉ là một trong những những địa điểm du lịch nổi tiếng đặc trưng tại Đắk Nông  mình giới thiệu đến các bạn. Du lịch là khám phá những vùng đất mới, vì vậy hãy đi để khám phá. Nơi đây còn rât nhiều điều tuyệt vời để bạn tìm hiểu thêm. Rất nhiều điều đang chờ đón bạn. Vậy nên hãy sắp xếp thời gian để tới Đắk Nông trong thời gian sớm nhất thôi nào!

 

Thông tin hữu ích: