Cà phê Robusta là gì? Nếu là một người “sành sỏi” trong “giới cà phê” thì hẳn bạn cũng sẽ không còn xa lạ với cái giống cà phê này. Bởi Việt Nam là đất nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Không chỉ đứng đầu về sản lượng mà cafe Robusta của Việt Nam còn có một hương vị rất đặc trưng, rất khó tả mà không một nơi đâu có được. Vậy bạn đã biết gì về cafe Robusta chưa? Nếu chưa tường tận hãy cùng tìm hiểu từ A-Z về cafe Robusta ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cà phê Robusta là gì?
Café Robusta hay còn được gọi là cà phê Vối, là nguồn nguyên liệu chính trong công thức cà phê ở Việt Nam. Hiện nay, cà phê Robusta cũng thuộc một trong những giống cà phê xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Về hình dáng thì cây Robusta là dạng cây gỗ hoặc cây bụi có kích thước lớn, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10m, phát triển tốt ở độ cao khoảng 0 – 800m so với mặt nước biển, rất phù hợp với địa hình điều kiện khí hậu Việt Nam. Quả cà phê thì có dạng hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê chè (hay còn gọi là cà phê Arabica). Ưu điểm của cây cà phê Robusta có khả năng chống các loại sâu bệnh rất tốt, năng suất cao, dễ chăm sóc hơn so với các giống cà phê khác. Tuy nhiên, một nhược điểm ở Robusta đó là nó có khả năng chịu hạn, chịu lạnh kém, do vậy nên sản lượng lắm lúc cũng không ổn định.
Loại cà phê này có hương vị gì?
Nhiều người vẫn thắc mắc về hương vị của Café Robusta. Nhìn chung rất khó để có thể mô tả hương vị của nó nhưng theo cảm nhận của nhiều người thì cà phê Robusta có một hương rất riêng và khá đặc biệt. Robusta có vị gỗ (woody), mùi cao su bị cháy khi tiến hành “cupping test” (đây là một hoạt động thử nếm cà phê). Ngoài ra ở café này còn có vị chua (acidity) thấp nhưng độ đậm đà (body & mouthfeel) rất tốt. Hơn nữa, do hạt Café Robusta thường được chế biến khô nên vị nó có vị đắng chát. Về hàm lượng caffein trong hạt cà phê vối khoảng 2-4%, cao hơn so với cà phê chè, ở cà phê chè thì chỉ rơi vào khoảng 1-2%.
Từ những công thức riêng biệt của mình, Art Coffee cho ra được rất nhiều dòng sản phẩm cà phê rang xay khác nhau kết hợp tuyệt vời giữa hương vị và cảm xúc.
Mua ngay để trãi nghiệm tại: https://artcoffee.vn/shop
Nguồn gốc đặc điểm cây cà phê Robusta
Café Robusta được trồng ở đâu?
Cà phê Robusta được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1800 ở khu vực Congo – nước Bỉ (thuộc châu Phi). Café Robusta còn là một loại cây bản địa của các khu rừng nhiệt đới xung quanh Hồ Victoria ở Uganda. Mặc dù phát hiện và đưa vào khu vực Đông Nam Á khá muộn, khoảng năm 1900 nhưng cafe Robusta đã nhanh chóng được trồng phổ biến và đạt sản lượng cao. Việc phổ biến cây Café Robusta bắt đầu từ một nhánh của sông Congo ở Trung Phi, đó là sông Lomani. Thông qua một vườn ươm ở Brussels, cà phê Robusta từ Congo (Cộng hòa Dân chủ Congo) đã được chuyển đến Java. Từ đây, nó đã được nhân giống thành công để thiết lập các đồn điền ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Uganda và Bờ Biển Ngà – The Craft and Science of Coffee
Những nơi trồng café Robusta hiện nay
Từ sau những năm 1960, các dòng nhân giống vô tính mới của cafe Robusta đã được phát triển ở Uganda, Congo, và sau đó ở Bờ Biển Ngà. Tuy nhiên, không có nhiều thay đổi về đặc tính so với các cây ban đầu. Ngày nay Robusta chiếm từ 30% đến 40% tổng sản lượng cà phê thế giới, phổ biến ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á, Trung – Nam Mỹ. Và chủ yếu là được phát triển ở Brazil với một số giống mới có tên gọi là Conillon.
Tại Việt Nam hiện nay, diện tích café Robusta chiếm đến gần 90%, chủ yếu phân bố ở vùng Tây nguyên, đặc biệt nổi tiếng thơm ngon nhất là vùng đất Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk, Lâm Hà – Lâm Đồng… Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng mở rộng thêm diện tích trồng cà phê Robusta trên các vùng đất cao nguyên với mong muốn biến dòng cà phê này trở thành cây trồng xuất khẩu mũi nhọn.
So với nhiều nơi trên thế giới thì hiện nay, Robusta của Việt Nam cũng là dòng cà phê nổi tiếng bậc nhất trên thị trường quốc tế nhờ hương vị Robusta trồng ở các vùng đất Việt Nam rất thơm ngon, đặc biệt và sản lượng cao.
Xem thêm: Tất tần tật về tất cả các loại hạt Cà phê ở Việt Nam
Café Robusta giá bao nhiêu trên thị trường Việt Nam?
Vì được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên Việt Nam với năng suất cao nên giá của cà phê cũng như các các sản phẩm từ dòng cà phê này rẻ hơn so với Arabica hay cà phê chồn. Tuy nhiên, giá cả cà phê Robusta hiện nay trên thị trường cũng do các yếu tố chăm sóc và sản xuất quyết định, nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng chính một trong những yếu tố quyết định giá cả của Café Robusta.
Theo Vietnambiz.vn thì tính đến thời điểm (8/2020) thì giá thu mua cà phê Robusta thấp nhất là 32.000/kg và cao nhất là 34.000/kg. Hiện nay, nhu cầu sử dụng cà phê Robusta của thế giới tăng nhanh (do đại dịch Covid-19 khiến xu hướng làm việc tại nhà tăng), do vậy dự báo giá cafe Robusta trên thị trường thế giới hẳn sẽ có thể tăng mạnh trong năm 2021.
Cà phê Robusta hiện nay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhiều người thì cũng cho ra đời nhiều sản phẩm cà phê Robusta mộc, mix, rang nguyên hạt hay rang xay. Dưới đây là giá của một số sản phẩm từ cà phê Robusta mà bạn có thể tham khảo:
- Café Robusta dao động từ 120.000 – 390.000đ/kg (tùy số)
- Café Robusta mộc dao động từ 320.000 – 350.000đ/kg (tùy số)
- Café Robusta mix Moka dao động từ 200.000 – 450.000đ/kg (tùy số)
Xem thêm: Giá cà phê hằng ngày
So sánh café Robusta và Arabica
Phân biệt sự khác nhau của 2 loại Café Robusta và Arabica
Nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa cà phê Arabica và Robusta, nhưng rõ ràng đây là 2 loại cà phê khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau của 2 dòng café này thì chúng ta có thể so sánh trên các phương diện như: Khu vực phân bố, vị giác, đặc trưng hương vị, màu sắc và tính chất.
- Khu vực phân bố café Robusta và Arabica
Cà phê Robusta, loại cà phê này có hạt nhỏ hơn Arabica, được trồng ở độ cao dưới 600m, nơi có khí hậu nhiệt đới, vì vậy nó có mặt ở nhiều nước hơn (Việt Nam chỉ trồng loại này), tổng lượng chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ toàn thế giới. Ngược lại cà phê Arabica là Cà phê Arabica có hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m, thích hợp với khí hậu mát mẻ, hiện nay cà phê Arabica tại Brazil chiếm 2/3 lượng cà phê trên thế giới.
- Cách chế biến:
Sở dĩ có sự khác biệt giữa Arabica và Robusta phần lớn chính là do cách chế biến. Quả cà phê Arabica được lên men sau thu hoạch (ngâm nước cho nở…) sau đó rửa sạch rồi sấy khô. Còn cà phê Robusta được sấy trực tiếp không cần lên men, quan trọng đối với quá trình chế biến cà phê Robusta là giai đoạn rang. Nhiệt độ rang phải đạt 230-240 độ C nhằm tạo màu và tạo các chất thơm. Đối với café Robusta, điều kiện rang sẽ chặt chẽ hơn nhiều so với Arabica vì nó không trải qua quá trình lên men.
Xem thêm: Cà phê Robusta Honey
- Màu sắc và tính chất café Robusta và Arabica
Cà phê Robusta và Arabica khi rang cùng nhau ở cùng nhiệt độ, Robusta luôn có màu đậm hơn Arabica và to hơn một ít so với ban đầu. Bởi Robusta nở nhiều hơn nhưng cũng chính vì thế cho nên sẽ sẽ rất dễ vỡ hơn Arabica.
- Vị giác của café Robusta và Arabica
Vị của cafe Robusta nằm trong khoảng từ trung tính cho đến rất gắt. Vị của chúng thường được tả giống như bột yến mạch. Ngoài ra cũng có người cho rằng chúng có mùi giống như đậu phộng tươi khi chưa rang. Còn sau khi rang chín sẽ thoang thoảng mùi cao su bị đốt cháy. Còn với Arabica thì vì được lên men sau thu hoạch sau đó rửa sạch rồi sấy khô nên vị của Arabica hơi chua. Vì vậy, nói đến hậu vị của cà phê là có thật, nhưng không phải là vị chua mà là chuyển từ chua sang đắng. Người ta thường ví rằng vị chua này giống như khi ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng nhanh chóng sau đó sẽ thấy được vị đắng của vỏ.
- Đặc trưng hương vị cà phê Robusta và Arabica
Nếu cà phê Arabica được ví như là người con gái quyến rũ với đặc tính đậm đắng, thơm ngon và có vị chua thanh, được người phương Tây ưa chuộng. Thì cà phê Robusta của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung được ví như người đàn ông mạnh mẽ, lịch lãm nhờ đặc tính đậm đắng, thơm ngon, được rất nhiều người Việt ưa chuộng.
Ngoài ra café Robusta có hàm lượng Cafein cao hơn gần gấp 2 lần so với Arabica nên nhiều người uống vẫn thích cà phê Robusta hơn vì đậm vị hơn. Cũng vì thế mà nhiều người lại thích mix vị Arabica với Robusta để tăng độ đậm vị và dễ tạo lớp Crema. Ngược lại ở cà phê Arabica có lượng Cafein thấp nên vị cà phê không quá gắt, hậu vị đặc biệt, hương thơm đặc trưng quyến rũ nên cà phê Arabica thường được nữ giới yêu thích.
Những tỉ lệ mix 2 loại cà phê ngon
Bạn có muốn sáng tạo vị cafe với một tách cà phê được mix bởi cả cà phê Arabica cùng với Robusta? Hương thơm của Arabica khi được kết hợp với sự đậm đà của Robusta chắc chắn sẽ cho ra một loại cà phê hoàn hảo và phù hợp với hương thơm lẫn vị cà phê Việt Nam. Vậy nếu muốn chứng tỏ mình là người sành điệu cà phê cũng như thưởng thức một tách cà phê độc đáo thì đừng bỏ qua bí kíp pha trộn này. Theo đó, tỷ lệ pha trộn (thường gọi là Blending) sao cho cân bằng giữa 2 loại cà phê này thì cà phê Arabica khoảng 30% và còn lại là Robusta 70%. Thường thì tỷ lệ này cũng rất thích hợp cho những ai có gu café đắng nhưng muốn hương thơm nhiều hơn. Thưởng thức cà phê nguyên chất được phối trộn giữa Arabica và Robusta chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm những trải nghiệm mới mẻ về sự phong phú, tính mới lạ trong thế giới cà phê mà có thể trước đó bạn chưa từng khám phá ra.
Xem thêm: 1 công thức bột cà phê để pha đen đá cực chất của Art Coffee (pha trộn cà phê gần với tỉ lệ trên): Cà phê rang xay Strength Of Rock
Cách pha chế cà phê Robusta và Arabica ngon
Bên cạnh cách phối trộn tinh tế theo tỷ lệ trên đây thì quá trình pha chế cà phê cũng là một nghệ thuật góp phần không nhỏ vào việc tạo nên hương vị lôi cuốn của một tách cà phê. Bạn biết đấy, nếu tạo ra được một ly cà phê nguyên chất mà người uống thưởng thức khó quên được hương vị đậm đà đó thì bạn mới thành công trong tay nghề của mình. Do vậy hãy chú ý đến cách pha cafe Robusta và Arabica ngon được lưu truyền từ những thế kỷ 19 sau đây. Khi ấy người ta cũng đã biết dùng phin để pha chế cà phê với nguyên tắc chung vẫn là cho nước nóng đi qua cà phê đã rang xay thành bột theo tỉ lệ như trên. Nước sẽ đi từ trên xuống nhờ trọng lực, còn cà phê bột thì được giữ lại nhờ bộ lọc. Và khi cà phê nhỏ hết xuống thì hãy cho đường vào. Nếu bạn muốn uống cafe sữa nóng thì nên cho sữa đặc vào ly trước, rồi đặt ly này vào một ly có chế nước sôi sẵn, sau đó mới để phin cà phê lên trên rồi châm nước, như vậy cà phê sẽ giữ được độ nóng cần thiết. Ngoài ra, nếu muốn uống lạnh thì hãy nên khuấy tan đường hoặc sữa vào cafe để các thành phần này hoàn toàn hòa lẫn vào nhau, sau đó mới cho đá vào. Bên cạnh đó, đừng nên hâm nóng lại cafe sau khi pha chế vì sẽ làm bay hết mùi vị cafe nguyên chất.
Xem thêm: Từ A – Z về hạt cà phê Arabica là gì | Đặc điểm, hương vị
Lời Kết
Nhắc tới cà phê, hẳn ai ai cũng đều nghĩ ngay tới những vườn cà phê bạt ngàn khu vực Tây Nguyên nước ta. Một trong số đó phải kể đến café Robusta được nhiều người ưa thích. Như đã nói ở trên cà phê Robusta được đánh giá là rất ngon và đậm vị. Khi uống, bạn sẽ bị say đắm bởi vị đắng đặc trưng của nó, hương thơm và mùi vị sẽ còn lưu lại lâu trên miệng. Như vậy, hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cafe Robusta. Chúc bạn có những phút giây nhấm nháp vị đắng, thưởng thức hương thơm ngọt ngào sâu lắng của tách cà phê yêu thích một cách trọn vẹn.
Nguồn: Art Coffee
Xem thêm: